Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.

BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.

BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.

LỊCH LÀM VIỆC

1. Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
 
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:

 

- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec

- BV Đức Phúc
- BV Đại học Y Hà Nội,...

Trân trọng!

VỀ BẢN THÂN

Bác sĩ Lê Sĩ Trung

 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
 Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
 Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
 Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
 Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

 >> Xem thêm

Đau vai

1. Tìm hiểu về cấu tạo của vai

Vai là một khớp cầu, bao gồm 3 xương chính: xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Những xương này được lót bằng một lớp sụn. Cấu tạo của vai còn có sự tham gia của 2 khớp chính là khớp ức đòn và khớp cùng đòn, còn gọi là các khớp vai. Đây là 2 khớp linh hoạt nhất trong số các khớp của cơ thể. Nó giúp vai có thể di chuyển ra trước và sau, cho phép cánh tay có thể cử động tròn và vươn dài.

2. Đau vai là bệnh gì?

Các thói quen hằng ngày hoặc chấn thương trong sinh hoạt và lao động có thể khiến vai bị tổn thương, dẫn đến đau cơ vai. Triệu chứng đau vai ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là:

  • Các cơn đau vai phải hoặc trái xuất hiện với mức độ đau ngày càng tăng dần, có thể kéo dài dai dẳng.
  • Đau tăng khi vận động mạnh, thường là vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
  • Kèm theo triệu chứng cứng cơ vai, làm hạn chế cử động vai và cánh tay (các hoạt động nhún vai, đưa tay lên cao hoặc ra phía sau được thực hiện rất khó khăn).
  • Khi ngủ, không thể nằm nghiêng qua phía bên vai bị đau nhức, thậm chí ngay cả khi nằm ngửa cũng có thể dẫn tới cơn đau, lâu ngày khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
đau vai
Cơn đau vai nhức vai triền miên làm cản trở khả năng hoạt động tự do của cơ thể

3. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị đau khớp vai

Chứng đau vai phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở một số đối tượng:

  • Những người lớn tuổi có hệ thống miễn dịch, hệ thống cơ xương khớp, khả năng vận động giảm dần. Trong đó hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên khả năng bị đau vai của người lớn tuổi cao hơn những người khác.
  • Nhân viên văn phòng như lập trình viên, kế toán, kiến trúc sư… cũng là đối tượng thường hay mắc phải chứng bệnh đau cơ vai, đau khớp vai phải, trái do tần suất ngồi trước máy tính quá lâu và ít vận động.
  • Vận động viên thể thao hoặc người vận động quá sức (vận động viên bóng rổ, cử tạ, người phải khuân vác đồ nặng) có nguy cơ gặp chấn thương cao, gây tổn thương trực tiếp như gãy xương hoặc trật khớp vai. Các tổn thương này nếu không được điều trị dứt điểm, lâu ngày có thể dẫn đến viêm xương khớp vai, thậm chí tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai mới khởi phát.
Có thể bạn quan tâm:
> Đau vai phải không nhấc tay lên được phải làm sao?
> Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
> Tìm hiểu thêm về các chấn thương vai thường gặp 

4. Các bệnh thường gặp ở vai

Sau đây là các chứng bệnh thường gây ra các cơn đau ở vai:

4.1. Cứng vai

đau vai
Cứng vai gây cản trở hoạt động của người bệnh

Cứng vai hay còn gọi là viêm co rút khớp vai, khiến các khớp vai trở nên cứng và đau, khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các di chuyển bình thường của vai. Tình trạng này xảy ra khi các mô mềm bao xung quanh khớp vai bị dày và sưng lên, khiến các khớp bị khóa cứng và không thể chuyển động được.

4.2. Hội chứng chèn ép

hội chứng chèn ép, đau cơ bả vai
Hội chứng chèn ép vai

Tình trạng này xuất phát do có sự chèn ép hay cọ xát giữa xương và các cơ bả vai. Khi túi hoạt dịch, cơ bả vai hoặc dây chằng bị viêm, các cơn đau dây thần kinh bả vai sẽ xuất hiện. Người bệnh không nên chủ quan mà không điều trị vì hội chứng chèn ép có thể dẫn đến rách cơ bả vai.

4.3. Viêm túi thanh mạc ở vai

chứng đau vai
Viêm túi thanh mạc ở vai

Túi thanh mạc là một túi chứa dịch nhờn, nằm giữa màng xương và các dây chằng với chức năng giúp chuyển động của khớp vai được dễ dàng, giảm ma sát. Do các chuyển động thường xuyên hoặc do các kích thích đến túi thanh mạc trong hoạt động hằng ngày có thể khiến chúng bị viêm và gây đau cơ vai.

4.4. Đau dây chằng vai

Tình trạng đau dây chằng vai xảy ra khi các cấu trúc xung quanh cơ vai bị chèn ép quá mức khiến cơ vai và 2 đầu dây chằng bị viêm và sưng lên. Chỗ đau có thể sưng tấy hoặc lan rộng cục bộ, gây ra tình trạng giãn dây chằng vai.

đau vai
Đau dây chằng bả vai

4.5. Rách cơ vai

rách cơ vai
Rách cơ bả vai là hậu quả của hội chứng chèn ép vai

Rách cơ vai xảy ra khi có vết rách ở một hay nhiều dây chằng ở cơ quay khớp vai. Đây có thể là chấn thương để lại do té ngã, va chạm mạnh hoặc do vận động quá mức. Đau cơ vai và cánh tay bị yếu đi khi thực hiện các động tác như nâng tay lên hoặc giơ tay cao hơn đầu.

4.6. Trật khớp vai

trật khớp vai
Trật khớp vai phía trước và sau

Trật vai là tình trạng mà nhiều người thường gặp nhất. Các hoạt động đột ngột vung tay mạnh, lao động nặng nhọc hoặc chơi thể thao quá sức sẽ khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay tách ra khỏi hốc xương. Khi bị trật vai, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy bị đau khớp bả vai, cơn đau nhói khó chịu, gây ảnh hưởng cuộc sống khá nghiêm trọng.

Lưu ý khi cơn đau vai vừa khởi phát, cần theo dõi sát sao. Nếu sau vài ngày cơn đau không thuyên giảm, thậm chí còn đau nặng hơn, làm ảnh hưởng đến vận động, khi đó hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé! Chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng không đáng có.

5. Phương pháp chẩn đoán đau vai

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp tình trạng đau khớp vai trái hoặc phải ở người bệnh, đồng thời tìm hiểu về tiền sử bệnh và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

X-quang khớp vai: Máy chụp sẽ chiếu tia X đi xuyên qua khớp vai, thông qua hình ảnh được thu lại, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán bệnh lý.

Siêu âm khớp vai: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, phổ biến trong việc phát hiện các tổn thương ở khớp vai (liên quan đến gân, các khớp và dây chằng ổ khớp). Trong quá trình siêu âm, bệnh nhân ngồi ở tư thế thấp hơn bác sĩ, đồng thời thực hiện những yêu cầu khác để kết quả chẩn đoán thêm chính xác.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp cho khả năng tái tạo hình ảnh trong không gian ba chiều, đánh giá toàn diện cấu trúc khớp vai (xương, sụn, bao hoạt dịch, dây chằng, gân cơ, tổ chức phần mềm quanh khớp) mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không thực hiện được.

bác sĩ chẩn đoán đau vai
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị đau vai, viêm khớp vai phù hợp theo từng tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng

6. Các cách chữa đau vai

Khi bị đau vai, bạn cần làm gì? Dưới đây là các cách phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

6.1. Nghỉ ngơi

Trong trường hợp đau hoặc cứng cơ vai do vận động quá mức, bạn cần nghỉ ngơi ngay và tránh bất kỳ cử động nào, sau đó cơn đau có thể tự khỏi.

6.2. Chú ý tư thế, vận động

Nếu nguyên nhân gây đau vai xuất phát từ những tư thế không đúng khi sinh hoạt hoặc làm việc, bạn cần điều chỉnh lại. Trong thời gian này, không nên giơ tay quá đầu hoặc xoay vai đột ngột. Để hỗ trợ xoa dịu cơn đau, nếu có thể, bạn hãy thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng (như căng duỗi cơ vai, ưỡn ngực).

6.3. Chườm lạnh

Trường hợp cơn đau cơ vai do chơi thể thao, bạn hãy chườm lạnh trong 15-20 phút/lần, tần suất áp dụng 3-4 lần/ngày giúp xoa dịu cơn đau. Phương pháp này có tác dụng làm giảm độ truyền dẫn xung động trên dây thần kinh, góp phần làm giảm kích thích cơ, giảm phản xạ cơ.

6.4. Dùng thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol thường được sử dụng trong những trường hợp đau khớp vai nhẹ. Tuy nhiên hiệu quả giảm đau thường chỉ trong thời gian ngắn. Đặc biệt, loại thuốc này nên thận trọng với người bệnh suy gan, suy thận. Ngoài ra, nếu sử dụng bừa bãi, thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ: buồn nôn, chóng mặt, khô miệng…

Các thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này thường được dùng trong trường hợp viêm khớp vai, và phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Đối với những người có tiền sử viêm loét tiêu hóa, tăng huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch, cần cân nhắc khi dùng loại thuốc này.

Tiêm vào khớp và tiêm phần mềm quanh khớp: Đây là phương pháp điều trị tại chỗ bệnh lý viêm khớp vai, hội chứng vai tay… Tiêm vào khớp có hiệu quả rất nhanh, nhưng lại khá nguy hiểm (đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp không ổn định, bệnh lý máu, nhiễm nấm…). Tai biến có thể xảy ra nếu chỉ định tiêm vào khớp không đúng lúc, không theo đúng quy trình.

Ngoài ra, các biện pháp tiêm hay sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng ngắn hạn tức thời, không có tác dụng điều trị tận gốc cơn đau khiến tình trạng bệnh tiếp diễn âm thầm, gây nhiều tổn thương tới khớp vai. Người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng.

thuốc giảm đau vai chỉ có tác dụng tạm thời
Nhìn chung, dùng thuốc khi bị đau vai là phương pháp xoa dịu triệu chứng tạm thời, chứ không có hiệu quả giải quyết tận gốc bệnh

6.5. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp dựa trên khoa học vật lý (luyện tập hoặc sử dụng các thiết bị trị liệu hiện đại) để chữa bệnh đau khớp, mà không cần dùng thuốc.

Chương trình vật lý trị liệu thường dựa trên các mục tiêu: tăng cường sức mạnh các cơ hỗ trợ khớp vai, giảm đau và phục hồi vận động khớp vai.

Nếu điều trị đau vai tại phòng khám ACC, bệnh nhân được các chuyên viên vật lý trị liệu tại phòng khám ACC hướng dẫn các bài tập thể dục và cách sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau vai tái phát. Đồng thời với sự hỗ trợ của các thiết bị trị liệu hiện đại như sóng xung kích Shockwavetrị liệu laser cường độ cao và băng cố định cơ RockTape; cùng trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục chức năng vận động, hòa nhập cuộc sống bình thường. Chỉ sau một thời gian ngắn điều trị, người bệnh sẽ thấy được kết quả hồi phục khả quan.

6.6. Trị liệu Thần kinh cột sống

Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả, được nhiều chuyên gia y tế ở Hoa Kỳ và trên thế giới đánh giá cao. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sắp xếp các cấu trúc xương khớp sai lệch về đúng vị trí ban đầu, giúp xoa dịu bệnh nhân bị đau cơ vai một cách tự nhiên mà không dùng thuốc. Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp này và được Bộ Y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

7. Phòng ngừa đau vai như thế nào?

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa bệnh lý liên quan xương khớp vai, cụ thể:

  • Trước khi chơi thể thao, cần khởi động kỹ càng, giúp các cơ, gân và dây chằng khớp vai trở nên linh hoạt hơn, tránh các tổn thương không đáng có.
  • Không nhấc vật nặng đột ngột hoặc trong tư thế chưa thoải mái.
  • Chế độ dinh dưỡng giàu protein (các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), canxi (hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ…) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng…) để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thực hiện các bài tập vai nhẹ nhàng. Lưu ý, không tập luyện quá sức và kéo dài.
  • Tầm soát sức khỏe định kỳ, để bảo vệ và phòng tránh bệnh lý kịp thời, đồng thời lắng nghe tư vấn của bác sĩ để hệ xương khớp thêm linh hoạt.

Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích với bạn. Khi phát hiện bản thân và gia đình có dấu hiệu đau vai phải hoặc vai trái bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán nhanh chóng nhé!