TÓM TẮT :
Mục đích: Kể từ 1994, vai trò của việc nâng đỡ niệu đạo trong tiểu không kiểm soát đã được nghiên cứu rất nhiều với kỹ thuật mới để điều trị tiểu không kiểm soát hay là són tiểu ở phụ nữ: kỹ thuật TVT “Tension free Vaginal Tape” và kỹ thuật TOT “Transobsturator Tape”. Kỹ thuật TVT đã được thực hiện tại Pháp từ năm 1996. Chúng tôi đã đánh giá kết quả 38 bệnh nhân được điều trị tiểu không kiểm soát từ 2004 tại bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh.
Kỹ thuật và phương pháp: Tất cả 38 bệnh nhân đã được làm test gắng sức sau khi làm đầy bàng quang bằng 250 ml dung dịch nước muối sinh lý. Tất cả các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm niệu động lực học trước khi phẫu thuật. Có 3 bệnh nhân có bàng quang bất ổn định kèm hiện tượng tiểu không kiểm soát. Áp lực trung bình của cơ vòng niệu đạo là: 52 cm H2O. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật dưới gây tê tủy sống. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 12 tháng. Bệnh suất trong và sau khi mổ, sự hài lòng sau phẫu thuật của bệnh nhân, kết quả khách quan qua test gắng sức và những biến chứng gần đều được đánh giá. Kết quả: 36 bệnh nhân (94,6%) hoàn toàn chấm dứt tiểu không kiểm soát khi gắng sức, âm đạo hoàn toàn khô sạch. Có 2 bệnh nhân (5,4%) có kết quả cải thiện. Có 3 trường hợp thủng bàng quang trong lúc mổ loại phẫu thuật TVT. Có 1 bệnh nhân tiểu khó vào ngày thứ 2. Có 37 bệnh nhân (98%) có tồn lưu nước tiểu ban đầu thấp hơn 30 ml. Trong thời gian theo dõi, không có phản ứng loại bỏ miếng nâng đỡ cũng như không có trường hợp bị bào mòn âm đạo.
Kết luận: Sau 1 năm nghiên cứu và 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã thấy được sự khả thi của việc điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng kỹ thuật TVT và TOT do những kết quả rất khả quan của kỹ thuật này, thực hiện đơn giản với bệnh suất thấp.
ABSTRACT :
Goals: Since 1994, the role of the support of the urethra in the continence was put forward, outcome with a new technique of treatment of the stress urinary incontinence (SUI) ” Tension free Vaginal Tape”(TVT) and “Transobsturator Tape” (TOT). This technique TVT is carried out in France since 1996 and we analyze the results in 38 consecutive patients treated for dominant SUI since 2004 at FV hospital.
Material and Method: The 38 patients had clinical escapes with the effort after filling of the bladder with 250 ml of physiological solution (stress-test). All the patients had an assessment urodynamic. 3 patients presented, in addition to the SUI. The average of the pressure of maximum urethral fence was 52 cm H2O. All the patients were operated under rachi anaesthesia. The average follow-up was 12 months. Morbidity per and peri operation, the objective result by stress-test, the subjective result by questionnaire of satisfaction and the short-term complications were analyzed.
Results: 36 patients (94.6%) were completely dry, 2 (5.4%) improved.There were 3 vesical perforations on the TVT procedure.There were 1 retentions on D2. In 37 patients (98%) the first residue post-mictionnel was lower than 30 ml. In the long run there were no rejection of the prosthesis and no vaginal erosions.
Conclusion: With one year of survey and experiment of 3 years, we show the interest of technique TVT and TOT in the treatment of the SUI of the woman because of the good results of reproducibility, simplicity and the low morbidity.