Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.

BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.

BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.

LỊCH LÀM VIỆC

1. Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
 
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:

 

- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec

- BV Đức Phúc
- BV Đại học Y Hà Nội,...

Trân trọng!

VỀ BẢN THÂN

Bác sĩ Lê Sĩ Trung

 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
 Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
 Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
 Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
 Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

 >> Xem thêm

SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG (BỘ Y TẾ): PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TÁI PHÁT

Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận trong hệ tiết niệu ở mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Căn bệnh này không nặng nhưng lại dễ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phòng ngừa và điều trị sớm, tích cực.

Nguyên nhân do đâu?

Vi khuẩn thường gặp trong NKTN là: E.Coli gặp trong khoảng 80% các trường hợp; Proteus mirabilis là loại vi trùng dễ tạo ra sỏi; Enterobacter, Citrobacter…

Ngoài ra, trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp là Chlammydia, lậu cầu… Hơn nữa, nước tiểu là môi trường rất thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt được số lượng cao sẽ gây NKTN. Do vậy, nguyên tắc vàng trong điều trị và ngăn ngừa NKTN là uống nhiều nước (trên 2l/ngày) và đi tiểu thường xuyên.

Vi khuẩn E.Coli có mặt trong đa số trường hợp viêm đường tiết niệu.

Ở phụ nữ: Trong trường hợp viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ (trên 3 lần/năm), đặc biệt là viêm bàng quang sau giao hợp, các nguyên nhân thường do bất thường giải phẫu (hẹp lỗ tiểu, túi thừa niệu đạo…); Việc lau tại chỗ từ sau ra phía trước sau khi đại tiện dễ gây NKTN do đã kéo vi trùng có trong phân từ hậu môn đến lỗ tiểu; Vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp, khi kinh nguyệt, hay tình trạng táo bón thường xuyên có thể là nguyên nhân của NKTN. Nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ mãn kinh có tỷ lệ NKTN cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu.

Ở nam giới: NKTN thường gặp là viêm niệu đạo do quan hệ tình dục không an toàn; Ở đàn ông cao tuổi, NKTN thường gặp nhất liên quan đến bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây chèn ép niệu đạo gây tắc dưới cổ bàng quang dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu; Tất cả những nguyên nhân gây tắc, cản trở việc thoát nước tiểu đều là những yếu tố quan trọng gây NKTN: sỏi, hẹp niệu quản, chèn ép đường tiết niệu, xơ cứng cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo…

Ở trẻ em: NKTN ở trẻ em nguyên nhân hay gặp nhất là các dị dạng tiết niệu bẩm sinh và điều trị nguyên nhân đó: luồng trào ngược bàng quang – thận, thận niệu quản đôi, van niệu đạo sau…

Biểu hiện thế nào?

Đôi khi NKTN không có triệu chứng gì nhất là ở người cao tuổi, ngoài sốt đơn thuần. Xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạch cầu và nitrit. Cấy nước tiểu giúp xác định loại vi khuẩn và kháng sinh đồ rất hữu dụng cho việc lựa chọn kháng sinh hiệu quả nhất. Tùy vị trí viêm nhiễm của đường tiết niệu.

Viêm bàng quang thể hiện với tiểu buốt và tiểu dắt, tiểu máu. Nước tiểu đục, hôi. Thường có đau vùng bụng dưới.

Viêm niệu đạo có biểu hiện như viêm bàng quang và có thể kèm theo có mủ chảy ra từ lỗ tiểu. Thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Viêm thận bể thận là một bệnh cảnh nhiễm khuẩn nặng nề với sốt cao 39-400C, kèm theo rét run, toàn trạng suy sụp. Đau vùng thắt lưng. Khám vùng thận có phản ứng. Có thể kèm theo các dấu hiệu tiểu tiện bất thường như trong viêm bàng quang.

Viêm tuyến tiền liệt có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu dắt nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ với số lượng ít. Bệnh nhân luôn có sốt cao, rét run, hội chứng cúm với đau mỏi cơ, nước tiểu có thể đục và thậm chí có mủ chảy qua niệu đạo. Đặc biệt là khi thăm trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt rất đau. Có thể có cầu bàng quang.

Uống nhiều nước là cách tốt nhất ngừa tái phát nhiễm khuẩn tiết niệu.

Có thể dẫn đến các diễn biến xấu

NKTN thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo) nếu điều trị muộn hoặc điều trị không hiệu quả sẽ diễn biến thành nhiễm khuẩn ngược dòng gây viêm thận bể thận.

Tất cả các NKTN có sốt (viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến) có thể dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn máu (vi trùng xâm nhập máu) với nguy cơ sốc nhiễm trùng rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm khuẩn có thể gây áp-xe thận, hủy hoại thận hoặc có thể dẫn đến suy thận.

Viêm tiền liệt tuyến có thể gây biến chứng đặc hiệu là bí tiểu cấp tính hoặc viêm tinh hoàn.

Với phụ nữ có thai, tất cả các dạng NKTN đều nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi với nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non.

Dự phòng cách nào tốt nhất?

Các NKTN phải được điều trị hiệu quả ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên để tránh dẫn đến biến chứng nặng. Chẳng hạn, từ viêm bàng quang đơn giản trở thành viêm thận bể thận dẫn đến ứ mủ thận hoặc áp-xe thận hay nặng hơn là nhiễm khuẩn máu với nguy cơ tử vong. Tuyệt đối không tự điều trị, nhất là không tự dùng lại số thuốc còn thừa của lần điều trị trước. Sử dụng kháng sinh bừa bãi dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc.

Dự phòng NKTN tái phát: NKTN tái phát rất hay gặp ở phụ nữ. Ngoài việc thực hiện những biện pháp dự phòng nêu trên, có thể phối hợp với thuốc Tây hoặc thuốc Nam. Với những bệnh nhân có NKTN tái phát thường xuyên (trên 2 lần/6 tháng) có thể sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp theo chỉ định của bác sĩ trong nhiều tháng hoặc ngược lại có thể dụng ngắt quãng (dùng kháng sinh 1 tuần, nghỉ 1 tuần sau đó dùng tiếp). Thường uống trước khi đi ngủ hay sau giao hợp. Ở phụ nữ thường gặp là viêm bàng quang tái phát, trong khi đó, ở nam giới lại là viêm tuyến tiền liệt mạn tính. Hiện nay, dùng vắc-xin (chiết xuất của E.Coli) có tác dụng miễn dịch với vi khuẩn này. Uống 1 viên/ngày trong 3 tháng, sau đó cứ 3 tháng lại uống nhắc lại 30 ngày trong thời gian 1 năm. Liệu pháp dự phòng này cho phép giảm rõ rệt số lần tái phát, mức độ nặng của mỗi đợt viêm bàng quang. Ngoài ra, uống thường xuyên nước râu ngô, bông mã đề cũng đưa lại hiệu quả trong dự phòng viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ.

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị NKTN là: kháng sinh + uống nhiều nước + xử lý yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, việc dự phòng là quan trọng bao gồm dự phòng yếu tố nguy cơ; dự phòng các biến chứng; dự phòng nhiễm khuẩn thứ phát.

Dự phòng yếu tố nguy cơ NKTN: Uống đủ nước (trên 2 lít/ngày). Phân chia uống đều trong ngày. Khi đi xa bắt buộc phải đem theo nước uống; Không nhịn tiểu lâu. Việc giữ nước tiểu lâu trong bàng quang sẽ tạo ra hậu quả của bệnh lý “tồn đọng nước tiểu” là nguyên nhân thuận lợi cho NKTN; Ðiều trị các hội chứng rối loạn tiêu hóa đặc biệt là táo bón do vi khuẩn ứ đọng trong phân rất dễ gây NKTN.

BS. Lê Sĩ Trung