Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp
Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.
BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).
BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.
BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).
Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.
LỊCH LÀM VIỆC
1.Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:
- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec
- BV Đức Phúc - BV Đại học Y Hà Nội,...
Trân trọng!
VỀ BẢN THÂN
Bác sĩ Lê Sĩ Trung
Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam. Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội. Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp. Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN. Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.
Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.
Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.
Mách nhỏ chị em: Một phẫu thuật nhỏ làm thay đổi cuộc sống của bạn!
Được chính cha đẻ của phương pháp T.O.T nổi tiếng thế giới trong điều trị són tiểu ở phụ nữ – Giáo sư Emanuel Delorme – trực tiếp đào tạo, sau đó trở thành phẫu thuật viên đầu tiên áp dụng và phổ cập phương pháp T.O.T vào Việt Nam từ năm 2002, bác sĩ Lê Sĩ Trung sẽ giúp chị em tìm hiểu về phương pháp điều trị són tiểu.
Són tiểu/Tiểu không kiểm soát là một bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ. Tỉ lệ người bị són tiểu tăng dần theo tuổi và liên quan với số lần sinh nở, đặc biệt nếu khi sinh trọng lượng thai nhi >400gr hoặc đầu to. Những thống kê ở phụ nữ Việt Nam trong lứa tuổi sinh đẻ cho thấy khoảng 15-20% chị em có biểu hiện són tiểu, trong đó són tiểu gắng sức (L’incontinence urinaire d’efforce) chiếm gần 80%. Són tiểu ở phụ nữ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không kiểm soát được khi có hoạt động mạnh như ho, cười, xách vật nặng, chạy…
Triệu chứng của són tiểu ở phụ nữ
Biểu hiện són tiểu/Tiểu không kiểm soát là dấu hiệu mà bất kỳ ai cũng biết. Tuy nhiên,chị em cần lưu ý những dấu hiệu sau:
Bệnh bắt đầu từ bao năm rồi? tiến triển ra sao?
Bạn có áp dụng cách nào để khống chế tình trạng són tiểu không? Có phải dùng băng vệ sinh không? Phải thay bao nhiêu lần mỗi ngày? Dùng băng vệ sinh thường xuyên hay chỉ dự phòng?
Bạn có bị viêm đường tiết niệu hay các rối loạn tiểu tiện kèm theo: đái buốt, đái rắt, đái gấp? Có bị bệnh phối hợp hay đang dùng thuốc gì không?
Khi đến khám bạn phải nhịn tiểu. Với bàng quang đầy, bác sĩ sẽ làm nghiệm pháp gây són tiểu khi ho. Việc thăm trong giúp bác sỹ kiểm tra niệu đạo, âm đạo, cơ vùng tầng sinh môn, tình trạng sa sinh dục. Nghiệm pháp Bonney đặc hiệu cho són tiểu ở phụ nữ và có thể tiên lượng trước mức độ hiệu quả của phẫu thuật T.O.T. Đôi khi phải tiến hành các xét nghiệm bổ sung: Chụp bàng quang, siêu âm ổ bụng, niệu động học đăc biệt cần thiết trong trường hợp bàng quang tăng hoạt tính hoặc suy yếu van niệu đạo.
Són tiểu không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống: ngoài việc ẩm ướt mất vệ sinh, thường xuyên phải dùng băng vệ sinh, bệnh còn tạo ra tâm lý mất tự tin, hạn chế tham gia các hoạt động xã hội và ngay cả khi quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, số lượng chị em chủ động đi khám vì són tiểu lại rất ít, do tâm lý xấu hổ, hoặc thiếu hiểu biết và cho rằng đây là “tật” phải chịu đựng sau sinh đẻ chứ không phải là 1 “bệnh” đã có cách điều trị rất hiệu quả. Hơn thế nữa, không ít nhân viên y tế cũng chưa đủ kiến thức cơ bản về bệnh lý này để giải thích thấu đáo cho bệnh nhân.
Các loại són tiểu ở phụ nữ?
Bệnh són tiểu được chia thành 3 loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
Són tiểu gắng sức (Incontinence urinaire d’effor)
Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính (Incontinence urinaire par hyperactivité vésicale)
Són tiểu hỗn hợp (Incontinence urinaire mixte) phối hợp 2 loại trên.
Són tiểu gắng sức
Do sự nhão yếu các cơ nâng đỡ tầng sinh môn gây ra tình trạng niệu đạo di động quá mức khi gắng sức hoặc do suy yếu cơ thắt niệu đạo.
Hoạt động gắng sức (ho, cười, hắt hơi, chạy, nhẩy, lên cầu thang, xách vật nặng…) gây tăng áp lực bàng quang trong khi các cơ nâng đỡ tầng sinh môn, cơ thắt niệu đạo đã yếu không kìm giữ được gây són tiểu.
Nguyên nhân gây són tiểu gắng sức : Đẻ nhiều lần, cacsang chấn trong đẻ, tiền sử mổ vùng tầng sinh môn…
Các bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên: ho mãn tính, táo bón, béo phì…
Són tiểu ở phụ nữ do bàng quang tăng hoạt tính
Loại són tiểu này đặc hiệu với sự tăng áp lực hoặc co bóp bất thường cơ bàng quang ngay cả khi chỉ có ít nước tiểu. Sự co bóp bất thường này gây ra cảm giác buồn tiểu gấp (Urgenturie) đôi khi kèm theo đau vùng bàng quang (Cystalgie) dẫn đến són tiểu ở phụ nữ cho dù cơ nâng đỡ tầng sinh môn và van niệu đạo vẫn bình thường.
Nguyên nhân đôi khi do bang quang bị kích thích do viêm, khối u, sỏi…hoặc do bít tắc niệu đao hay yếu tố thần kinh.
Một vài bệnh lý thần kinh như xơ hoá thành đám (Sclerose en plaques), bệnh lý thần kinh trong đái đường, tai biến mạch não có thể gây bàng quang tang hoạt tính. Đôi khi không tìm thấy nguyên nhân.
Són tiểu hỗn hợp
Là tình trạng són tiểu phối hợp cả són tiểu gắng sức với són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính. Cần hỏi kỹ để biết tỷ lệ giữa 2 loại són tiểu.
Chẩn đoán bệnh són tiểu ở phụ nữ
Són tiểu gắng sức
Chiếm đa số 80-90% các trường hợp són tiểu. Són tiểu không chủ động, không hề có cảm giác buồn tiểu trước khi són tiểu. Sảy ra khi gắng sức: ho, cười, hắt hơi, thể thao. Ở mức độ nặng, són tiểu sảy ra cả khi đi bình thường, thay đổi tư thế (phải nghĩ tới tình trạng suy yếu cơ thắt)
Khám tại chỗ với bàng quang đầy nước tiểu cho phép khẳng định chẩn đoán.
Không cần bất cứ khám nghiệm cận lâm sàng nào khác.
Són tiểu gắng sức do bàng quang tăng hoạt tính
Chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân són tiểu ở phụ nữ. Són tiểu luôn kèm theo cảm giác buồn tiểu dữ dội và tăng số lần đi tiểu ngày và đêm. Cần hỏi thêm về tiền sử, các bệnh phối hợp, các thuốc đang dùng…
Khám tiết niệu phụ khoa: tình trạng khô teo bộ phận sinh dục ngoài cho thấy sự thiếu hụt nội tiết tố nữ, sa sinh dục, dấu hiệu són tiểu khi ho. Ghi nhật ký tiểu tiện.
Bố xung các khám nghiệm cân lâm sàng khác như siêu âm, xquang, xét nghiêm nước tiểu để loai trừ các bệnh gây kích thích bang quang như sỏi, khối u, viêm…
Khám niệu động học cho phép xác định loại són tiểu, tình trạng tăng co bóp của bàng quang, hoạt động của cơ thắt…
Cơ chế bệnh són tiểu ở phụ nữ
Những công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã làm sáng tỏ cơ chế són tiểu ở phụ nữ là do tình trạng trở nên nhão, yếu, giảm trương lực của cơ vùng tầng sinh môn có vai trò nâng đỡ niệu đạo và bàng quang. Tỷ lệ són tiểu tăng dần theo tuổi, số lần đẻ và nhất là khi trọng lượng thai nhi lớn.
Phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ được tiến hành như thế nào
Phương pháp T.O.T (Trans Obturateur Tape: Đặt dải băng nâng đỡ niệu đạo qua lỗ bịt) đã trở thành “Chìa khóa vàng” trong điều trị són tiểu ở phụ nữ dựa trên nguyên lý trên. Đây là một phẫu thuật nhẹ nhàng, ít xâm hại và hiệu quả cao. Qua 1 vết rạch nhỏ ở thành trước âm đạo, phẫu thuật viên đặt dải băng tổng hợp đỡ phần sau niệu đạo nhằm tạo ra một vùng đệm tựa chắc chắn thay thế cho phần cơ đã nhão yếu. Khi gắng sức, áp lực ổ bụng tăng lên sẽ ép niệu đạo vào vùng này làm bịt tắc lòng niệu đạo giúp chặn lại dòng tiểu són ra. Phẫu thuật này kéo dài khoảng 20 phút, ngay trên bàn mổ, sau khi đặt dải băng, bệnh nhân đã hết són tiểu. Thời gian nằm viện 24 giờ.
T.O.T: Đặt dải băng nâng đỡ niệu đạo qua 2 lỗ bịt.
Chăm sóc sau mổ
Ngay sau khi ra viện bệnh nhân có thể làm việc bình thường. Trong hai tuần đầu không nên tham gian những hoạt động thể lực nặng hoặc chơi thể thao. Phải kiêng hoạt động tình dục trong 1 thang sau mổ. Bạn được khám lại sau 4 tuần với bác sỹ phẫu thuật để kiểm tra tình trạng són tiểu ở phụ nữ đã hết chưa, có còn biểu hiện đái khó hay ứ đọng nước tiểu trong bàng quang không. Trong trường hợp có bí tiểu hoặc tiểu khó, bệnh nhân cần đến khám lại ngay.
Kết luận
T.O.T là phương pháp đem lại hiệu quả Kinh tế – Y tế rất cao với tỷ lệ khỏi bệnh cao, ít xâm hại, ngày nằm viện ngắn, chi phí hợp lý: giá của phẫu thuật TOT bằng 1/3 giá của phẫu thuật Burch trong điều tri ngoại khoa són tiểu kinh điển, rẻ hơn so với chi phí điều trị nội khoa són tiểu/ tiểu không tự chủ trong 1 năm, và chỉ bằng 1/60 giá của phương pháp sử dụng van niệu đạo nhân tạo (The Artificial Urinary Sphincter) trong điều trị són tiểu ở phụ nữ.
Chúng tôi xin mách nhỏ với chị em rằng: Són tiểu gắng sức là 1 bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật T.O.T và bây giờ, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào quyết định của bạn: cần vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ để khám bệnh – Phần còn lại đã có chúng tôi lo!