Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.

BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.

BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.

LỊCH LÀM VIỆC

1. Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
 
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:

 

- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec

- BV Đức Phúc
- BV Đại học Y Hà Nội,...

Trân trọng!

VỀ BẢN THÂN

Bác sĩ Lê Sĩ Trung

 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
 Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
 Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
 Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
 Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

 >> Xem thêm

Bệnh lý vùng bìu

CÁC BẤT THƯỜNG HAY GẶP Ở VÙNG BÌU

Các dị dạng ở vùng bìu dễ nhận biết, tuy nhiên, đó là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Có bắt buộc phải mổ không? Và nhất là khi nào thì phải mổ sẽ được Bác sĩ Lê Sĩ Trung, chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình các dị dạng Sinh dục Tiết niệu giải thích rõ trong bài viết này.

1/ Thoát vị bẹn ở trẻ em – Nang thừng tinh – Tràn dịch màng tinh hoàn

Đây là các bất thường hay gặp nhất ở trẻ em có cùng biểu hiện là “Bìu to” và 2 bên không cân đối. Cả 3 bệnh lý trên là biểu hiện khác nhau của cùng một tình trạng “Còn ống phúc tinh mạc” (Persistance du processus péritoneo-vaginal) do ống từ ổ bụng thông với bìu không được đóng lại hoàn toàn trong thời kỳ bào thai.

Biểu hiện của bệnh

Thoát vị bẹn ở trẻ em: Bìu to lên, mất cân đối mỗi khi trẻ khóc hoặc chạy nhảy, thường là không đau, sau đó lại có thể tự xẹp đi khi nằm. Khi khám sờ thấy lỗ thoát vị rộng, có thể  thấy quai ruột tụt xuống bìu. Siêu âm bìu giúp xác định chẩn đoán. Nếu bìu to, đau kèm theo nôn, bụng chướng…cần nghĩ ngay đến thoát vị bẹn ở trẻ em bị nghẹt, phải đưa trẻ đi cấp cứu tránh biến chứng hoại tử bộ phận thoát vị bằng thủ thuật đẩy khối thoát vị lên ổ bụng hoặc mổ cấp cứu nếu cần.
thoát vị bẹn ở trẻ em
Thoát vị bẹn trái: bìu to lệch phía bên trái  

Cần lưu ý rằng thoát vị bẹn ở trẻ em cũng gặp ở trẻ gái với biểu hiện là vùng môi lớn phình to lên, mất cân đối so với bên kia, thường xuất hiện khi gắng sức như khi trẻ khóc, chạy nhảy…sau đó tự xẹp đi khi nằm. Thường gặp là tình trạng buồng trứng và vòi trứng thoát vị xuống môi lớn. Nếu nghẹt, trẻ sẽ rất đau, cần mổ cấp cứu để tránh hoại tử.

Với thoát vị bẹn ở trẻ gái, đặc biệt nếu là thoát vị bẹn 2 bên, việc lưu ý thăm dò các cơ quan sinh dục trong khi mổ là vô cùng quan trọng giúp việc xác định giới tính thật của trẻ. Trường hợp điển hình của “Nam lưỡng giới giả”, “Tinh hoàn nữ hoá” là 1 bé trai nhưng trông như bé gái với bộ phận sinh dục ngoài là bé gái, được đặt tên con gái, trẻ bị thoát vị bẹn ở trẻ em. Trong khi mổ thoát vị kiểm tra thấy không có buồng trứng, không có tử cung, có tinh hoàn trong ổ bụng hoăc ống bẹn, âm đạo ngắn. Cần phải làm thêm nhiễm sắc thể giới tính hoặc gen biệt hóa tinh hoàn cũng như khám nội tiết để xác định giới tính thật của bệnh nhân.

Tràn dịch màng tinh hoàn: Bìu to thường xuyên, liên tục, mất cân đối ngay từ sau đẻ. Không đau. Sờ có dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn. Siêu âm giúp xác định chẩn đoán.

tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn trái
Nang thừng tinh: Bìu to thường xuyên, liên tục, mất cân đối ngay từ sau đẻ, không đau, có thể sờ thấy “Ba hòn”. Siêu âm giúp xác định chẩn đoán.
nang thừng tinh
Nang thừng tinh phải: dấu hiệu “Ba hòn”

Chỉ định điều trị

  • Thoát vị bẹn ở trẻ em: Bắt buộc phải mổ để cắt và khâu lại bao thoát vị. Cần lên kế hoạch mổ sớm nhất có thể để tránh biến chứng nghẹt gây hoại tử ruột hoặc các tạng thoát vị bẹn ở trẻ em.
  • Tràn dịch màng tinh hoàn và nang thừng tinh: Không bao giờ mổ trước 2 tuổi vì đây là khoảng thời gian mà ống phúc tinh mạc còn có khả năng tiếp tục kép lại. Nếu ống này đóng kín thì bệnh sẽ khỏi tự nhiên với tỷ lệ khoảng 65% các trường hợp. Sau 2 tuổi mà bìu vẫn to thì hoàn toàn mất cơ hội tự khỏi, khi đó cần mổ để khâu lại ống phúc tinh mạc và hút hết dịch trong nang hoặc trong màng tinh.

Cách mổ như thế nào?

Tất cả 3 bệnh lý‎ của tình trạng “Còn ống phúc tinh mạc” này đều có phương pháp mổ như nhau: Qua vết rạch nhỏ 1cm tại nếp lằn bẹn bụng cùng bên thoát vị, nơi sẽ có lông che kín sẹo, bác sĩ cắt và khâu lại ống phúc tinh mạc. Với thoát vị bẹn có thể áp dụng phẫu thuật nội soi. Thời gian mổ khoảng 20 phút, nằm viện ½ ngày.
Trong trường hợp mổ cấp cứu thoát vị bẹn nghẹt, ngoài việc cắt và khâu bao thoát vị, bác sĩ phải sử lý‎ các tạng thoát vị tùy theo mức độ nghẹt năng hay nhẹ mà đẩy tạng đó lên ổ bụng hoặc bắt buộc phải cắt bỏ nếu đã hoại tử.
Cần biết rằng, thoát vị bẹn bẩm sinh ở trẻ em hoàn toàn khác với thoát vị bẹn mắc phải ở người lớn về nguyên nhân cũng như cách mổ chữa.

2/ Tinh hoàn chưa xuống bìu

Bệnh biểu hiện với “Bìu xẹp” lệch nếu ẩn tinh hoàn 1 bên hoặc xẹp hoàn toàn nếu ẩn tinh hoàn cả 2 bên. Tinh hoàn chưa xuống bìu (Testicule non descendue); tinh hoàn lạc chỗ (Ectopie testiculaire) là tình trạng bất thường trong quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu, bao gồm cả sự dừng lại trên đường di chuyển hoặc di chuyển lạc đường.
tinh hoàn chưa xuống bìu
Ẩn tinh hoàn là bất thường bẩm sinh phổ biến ở hệ sinh dục của trẻ em. Trong vòng khoảng 6 tháng sau sinh, tinh hoàn vẫn có thể tiếp tục quá trình di chuyển và xuống đến đúng vị trí trong bìu. Tuy nhiên, khả năng 1 tinh hoàn tự di chuyển xuống bìu vào vị trí bình thường không nhiều. Nếu sau 6 tháng tuổi mà tinh hoàn chưa xuống bìu, trẻ cần phải được điều trị. Nếu không, sự phát triển của tinh hoàn sẽ bị giới hạn, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, dễ sảy ra biến chứng soắn tinh hoàn thậm chí tinh hoàn có thể bị ung thư.

Chẩn đoán

Biển hiện gợi ý là dấu hiệu bìu xẹp, không sờ thấy tinh hoàn trong bìu. Cần khám khi trẻ thực sự thư giãn, các cơ thả lỏng. Dùng lòng bàn tay vuốt từ vùng mu xuống bìu có thể cảm thấy tinh hoàn nổi gờ lên. Nếu có lúc tinh hoàn sờ thấy ở bìu, có lúc lại di động lên vùng bẹn, trường hợp này gọi là “Tinh hoàn lò so” (Le testicule oscillant).
ẩn tinh hoàn trái
Ẩn tinh hoàn trái: Bìu xẹp, lệch bên trái.
Siêu âm có giá trị xác định chẩn đoán và đánh giá chính xác vị trí, khích thước và những bất thương phối hợp của tinh hoàn.
Soắn tinh hoàn (Torsion du testicule) là một biến chứng thường sảy ra vào lứa tuổi dậy thì, ở những trẻ bị ẩn tinh hoàn chưa được mổ. Bệnh biểu hiện với đau dữ dội, đột ngột ở bìu. Vùng bìu bẹn xưng to, sờ rất đau, có thể chuyển màu tím đen. Đây là 1 cấp cứu tối khẩn cấp, nếu mổ muộn sau 06 giờ tính từ cơn đau đầu tiên thì khả năng phải cắt tinh hoàn bị hoại tử do soắn là rất cao.
xoắn tinh hoàn
Soắn tinh hoàn   

Điều trị

Điều trị ngoại khoa: Với tất cả những trẻ đã quá 6 tháng tuổi mà không sờ thấy tinh hoàn ở bìu đều cần phải được khám và điều trị. Mổ hạ tinh hoàn là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả nhất. Phẫu thuật này là rất cần thiết vì các lý do sau:
  • Do cấu tạo đặc biệt, bìu luôn được giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 độ C. Nếu tinh hoàn ở cao chưa xuống bìu sẽ phải ở trong môi trường có nhiệt độ cao không thuận lợi cho sự phát triển của tinh hoàn và ảnh hưởng xấu cho khả năng sinh ra tinh trùng, là nguyên nhân của vô sinh.
  • Tinh hoàn chưa xuống bìu có tỷ lệ ung thư hóa cao hơn nhiều so với tinh hoàn ở vị trí binh thường trong bìu.
  • Tinh hoàn ở trên cao dễ có biến chứng soắn tinh hoàn và  dễ bị tổn thương khi có chấn thương do tác động trực tiếp ép tinh hoàn lên xương mu.
Điều trị nội khoa: Thuốc nội tiết có tác dụng giúp tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên thuốc nội tiết có những tác dụng không mong muốn khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc nội tiết trong điều trị ẩn tinh hoàn phải được bác sĩ chuyên khoa xem xét theo từng trường hợp cụ thể và theo dõi sát.

3/ Giãn tĩnh mạch tinh

Giãn  tĩnh  mạch tinh là hiện tượng giãn các búi tĩnh mạch tinh hoàn do những bất thường của hệ thống van trong tĩnh mạch tinh gây ứ trệ dòng máu. Đây là 1 trong những nguyên nhân gây hiếm muộn con ở nam giới. Giãn tĩnh mạch tinh thường gặp ở bên trái.

Triệu chứng

 giãn tĩnh mạch tinhImage result for varicocele
Giãn  tĩnh  mạch tinh trái: búi tĩnh mạch giãn.
Bệnh nhân có cảm giác nặng, tức vùng bìu bên trái, khi đứng hoạt động hoăc ngồi lâu, thường nặng hơn về chiều. Nên khám bệnh nhân ở tư thế đứng, có thể dễ dàng sờ thấy búi tĩnh mạch giãn ở phía trên và sau tinh hoàn, thường thấy tinh hoàn nhỏ hơn so với bên kia. Khi bệnh nhân làm động tác gắng sức, búi tĩnh mạch giãn rõ hơn.
Siêu âm Doppler màu cho phép đánh giá mức độ giãn búi tĩnh mạch. Trong trường hợp cần thiết phải làm siêu âm ổ bụng để loại trừ các khối u ổ bụng chèn ép.
Xét nghiệm tinh dịch đồ rất cần thiết giúp đánh giá ảnh hưởng của bệnh đối với chức năng sinh sản tinh trùng. Xét nghiệm tinh dịch đồ ở người bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn có biểu hiện giảm độ di động của tinh trùng gặp trong 90% trường hợp và mật độ tinh trùng thấp dưới 20 triệu/ml ở khoảng 65% trường hợp.

Tác hại của dãn tĩnh mạch tinhchữa thoát vị bẹn ở trẻ em

Sự tăng nhiệt độ là ảnh hưởng đầu tiên của bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn lên chức năng tinh hoàn. Hiên tương này gây giảm chức năng của tinh hoàn, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh.  Cơ chế bảo đảm sự điều hòa nhiệt độ ở tinh hoàn là: da bìu có khả năng co giãn cao, sẽ giãn ra khi nóng; và búi tĩnh mạch tinh giúp làm nguội máu từ động mạch tới tinh hoàn. Tinh hoàn sẽ có nhiệt độ cao và không làm nguội máu động mạch được nữa khi tĩnh mạch tinh bị giãn.

Phương pháp điều trị

Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh. Các phương pháp phẫu thuật có cùng 1 nguyên tắc là cắt và thắt búi tĩnh  mạch tinh ở phần cao sau phúc mạc. Có thể áp dụng mổ mở hoặc nội soi. Sau mổ, khả năng sinh tinh và chất lượng cũng như số lượng tinh trùng cải thiện rõ rệt nhất là trong trường hợp mổ sớm. Từ 21% đến 55% bệnh nhân vô tinh trước mổ có thể có tinh trùng di động trở lại, và khoảng 25% trong số này có thể thụ thai tự nhiên. Khoảng 75% bệnh nhân bị loãng tinh trùng (< 1 triệu tinh trùng /ml) có tinh dịch đồ cải thiện hơn sau mổ, trong đó 38% hoàn toàn có khả năng được làm cha.
Trong vô sinh nam, việc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như IUI, IVF, ICSI có thể giúp cho những người tinh trùng yếu có con. Tuy nhiên, phương pháp điều trị hiếm muộn do giãn tĩnh mạch tinh bằng phẫu thuật cũng đem lại hiệu quả đáng khích lệ với chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí thụ tinh trong ống nghiệm.