Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.

BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.

BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.

LỊCH LÀM VIỆC

1. Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
 
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:

 

- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec

- BV Đức Phúc
- BV Đại học Y Hà Nội,...

Trân trọng!

VỀ BẢN THÂN

Bác sĩ Lê Sĩ Trung

 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
 Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
 Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
 Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
 Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

 >> Xem thêm

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu là tình trạng các bộ phận trong hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, bị nhiễm trùng. Tùy vào tình trạng bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Phương pháp điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị NTTN là: Kháng sinh + Uống nhiều nước + Sử lý yếu tố nguy cơ
–          Với viêm bàng quang và viêm niệu đạo (loại NTTN thấp đơn thuần không tái phát) có thể điều trị:
Kháng sinh ngắn ngày (3 ngày) với dòng Pénicillines (Amoxicilline, Ampicilline, Augmentin…) hoặc Quinolones (Noroxine, Enoxor, Ciprobay…)
Hoặc điều trị đơn liều uống 1 lần duy nhất ( Monoflocet, Negram forte, Uniflor…
–          Với viêm bàng quang dai dẳng, nếu đã điều trị kháng sinh > 1 tuần mà không khỏi thì khả năng do kháng kháng sinh. Cần phải cấy nước tiểu tìm vi trùng và điều trị theo kháng sinh đồ.
–          Với viêm thận bể thận cấp tính hoặc viêm tuyến tiền liệt cấp tính phải dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ kéo dài trong 2 -3 tuần.
–          Nếu sốt cao, toàn trạng suy sụp hoăc có biến chứng (nhiễm trùng máu, áp xe thận) thì bắt buộc phải nằm viện và điều trị tích cực. Khi đó phải dùng 2 loại kháng sinh phối hợp đường tĩnh mạch.
–          Với viêm thận bể thận do bít tắc (thường là sỏi) cần được can thiệp ngoại khoa dẫn lưu cấp cứu để cứu thận. Tốt nhất là dẫn lưu theo đường tự nhiên bằn ống thông JJ.

Nguyên tắc dư phòng cơ bản trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Dự phòng nguy cơ NTTN

–          Uống đủ nước > 2 l/ngày. Phân chia uống đều trong ngày. Khi đi xa bắt buộc phải đem theo nước uồng.
–          Không nhịn tiểu lâu. Việc giữ nước tiểu lâu trong bàng quang sẽ tạo ra hậu quả của bệnh lý “tồn đọng nước tiểu”- là nguyên nhân thuận lợi cho NTTN.
–          Điều trị các hội chứng rối loạn tiêu hoá đặc biệt là táo bón do vi khuẩn ứ đọng trong phân rất dễ gây NTTN.

Dự phòng các biến chứng của NTTN

Các NTTN phải được điều trị hiệu quả ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên để tránh diễn biến thành biến chứng nặng nề hơn như từ viêm bàng quang đơn giản lại trở thành viêm thận bể thận, dẫn đến ứ mủ thận hoăc áp xe thận hay nặng hơn là nhiễm trùng máu với nguy cơ tử vong.
Tuyệt đối không tự điều trị, nhất là không tự dùng lại số thuốc còn thừa của lần điều trị trước. Sử dụng kháng sinh bừa bãi dễ dẫn đến.

Dự phòng NTTN tái phát

NTTN tái phát rất hay gặp ở phụ nữ. Ngoài việc thực hiện những biện pháp dự phòng nêu trên, có thể phối hợp với thuốc tây hoặc thuốc nam.
–          Với những bệnh nhân có NTTN tái phát thường xuyên (>2 lần/6 tháng) có thể sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp (Bactrim forte 1 viên uống 1 lần cách ngày; Furadantine 50mg 1 viên/ngày; Noroxine ½ viên/ngày; Ciflox ½ viên/ngày…) trong nhiều tháng hoặc ngược lại có thể dụng ngắt quãng (dùng kháng sinh 1 tuần, nghỉ 1 tuần sau đó dùng tiếp). Thường uống trước khi đi ngủ hay sau giao hợp.Ở phụ nữ thường gặp là viêm bàng quang tái phát, trong khi đó, ở nam giới lại là viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
–          Vacxin : URO-VAXOM có tác dụng liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy) nhờ sử dụng triết xuất của E.Coli. Uống 1 viên/ngày trong 3 tháng, sau đó cứ 3 tháng lại uống nhắc lại 30 ngày trong thời gian 1 năm. Liệu pháp dự phòng này cho phép giảm rõ rệt số lần tái phát, mức độ nặng của mỗi đợt viêm bàng quang .
–          Uống thường xuyên nước dâu ngô, bông mã đề và đăc biệt là nước ép của quả Canneberge đưa lại hiệu quả trong dự phòng viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ.

Bác sĩ Lê Sĩ Trung chuyên điều trị các bệnh tiết niệu:

Chữa bệnh sỏi thận

Thoát vị bẹn ở trẻ em

Nội soi sỏi thận

Điều trị cơn đau quặn thận

Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Điều trị bệnh tiền liệt tuyến

Nội soi sỏi niệu quản

Són tiểu ở phụ nữ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *