Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.

BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.

BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.

LỊCH LÀM VIỆC

1. Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
 
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:

 

- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec

- BV Đức Phúc
- BV Đại học Y Hà Nội,...

Trân trọng!

VỀ BẢN THÂN

Bác sĩ Lê Sĩ Trung

 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
 Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
 Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
 Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
 Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

 >> Xem thêm

DÂN TRÍ: BS LÊ SĨ TRUNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN VỀ SỎI TIẾT NIỆU TẠI BÁO DÂN TRÍ

Lưu Phương Anh – Nữ 57 tuổi
Chào Bác sỹ, tôi bị một số vấn đề về sức khỏe như đái đường, mỡ máu cao, rồi lại cao huyết áp. Tôi còn bị sỏi thận nữa. Tôi đã đến các bệnh viện nhưng họ từ chối mổ vì nói rằng tôi có nhiều nguy cơ. Vậy có làm nội soi được không?
Bác sĩ Jean Claude Mignotte, Khoa gây mê hồi sức BV Việt Pháp Hà Nội:
Trường hợp của bạn vẫn có thể sử dụng được phương pháp mổ nội soi lấy sỏi. Như tôi đã nói ở trên, việc mổ nội soi tại bệnh viện Việt – Pháp sử dụng phương pháp gây mê toàn thân.
Trong khi đó, việc gây mê toàn thân không có chống chỉ định đối với những bệnh mà bạn đề cập như: đái đường, mỡ máu và cao huyết áp.
Tuy nhiên, các bệnh lý trên dễ gây ra những biến chứng về tim và mạch vành. Do đó, trước khi quyết định gây mê, bạn cần phải gặp bác sỹ tim mạch để thực hiện các xét nghiệm và chụp chiếu cần thiết theo yêu cầu của bác sỹ gây mê.
Nguyễn Văn Hội – Nam 47 tuổi
Tôi bị sỏi thận, đã mổ hở một bên trái, còn một bên phái, sỏi to 11mm. Theo bác sĩ thì nên dùng biện pháp gì để lấy ra hết,uống thuốc gì? Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Với sỏi 11 mm, chúng tôi khuyên nên dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể vì đây là phương pháp ít xâm hại và ít tốn kém.
Trần Văn Lợi – Nam 60 tuổi
Xin hỏi BS Trung, nội soi thận qua da siêu nhỏ khác gì với nội soi thận qua da chuẩn thức và các loại nội soi lấy sỏi thận khác? Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, về nguyên tắc, 2 phương pháp này giống nhau là đưa máy tán sỏi qua da vùng lưng vào thận, tiếp xúc với viên sỏi để tán và lấy sỏi. Phương pháp nội soi thận qua da siêu nhỏ sử dụng máy nội soi kích thước nhỏ hơn nên ít tổn thương hơn, ít đau hơn và thời gian nằm điều trị ngắn hơn. Tuy nhiên, do kích thước máy nhỏ nên có hạn chế về kích thước sỏi (áp dụng với sỏi từ 10-20 mm).
Trương Văn Kính – Nam 51 tuổi
Cho tôi hỏi bác sĩ, tôi bị sỏi và đã đi ra nước tiểu màu hồng và nhiều lúc đi tiểu rất buốt. Tôi muốn hỏi tình trạng như vậy đã đi tán sỏi được chưa ạ. Tôi xin cảm ơn?
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, sỏi tiết niệu có thể gây ra tiểu ra máu và nhiễm trùng gây đái buốt. Tôi cần thông tin cụ thể hơn về viên sỏi của bạn mới có thể đưa ra lời khuyên hợp lý cho bạn.
Nguyễn Xuân Đức – Nam 37 tuổi
Kinh chào bác sỹ. Tôi bị sỏi thận bên phải (nhóm đài trên), theo kết quả siêu âm đường kính viên sỏi 12mm. Tôi đã đi khám tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương và được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cách đây 2 năm và kết hợp uống thuốc bắc để đẩy sỏi ra. Tuy nhiên sau khi tán sỏi và uống hết thuốc bắc theo chỉ dẫn, viên sỏi vẫn còn nguyên trong thận. Hiện nay khi ngủ Tôi hay phải trở mình vì mỏi, đi tiểu có hiện tượng dắt. Xin hỏi bác sỹ phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể như tôi đã dùng và phương pháp nội soi thận qua da có ảnh hưởng đến chức năng của thận không, phương pháp nội soi phải nằm viện bao nhiêu ngày và chi phí tại BV Việt Pháp là bao nhiêu. Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Bạn có thể làm lại một lần tán sỏi ngoài cơ thể nữa. Nếu không có kết quả, nên áp dụng phương pháp nội soi thận qua da siêu nhỏ. Với phương pháp này, ảnh hưởng đến chức năng thận rất nhỏ (dưới 0,12%). Chi phí cho phương pháp này khoảng 40 triệu đồng và chỉ phải nằm viện 1-2 ngày.
Bùi Đông Anh – Nam 67 tuổi
Tôi bị mạch vành đã đặt stent và phải dùng thuốc chống đông liên tục. Tôi lại bị sỏi thận.Có áp dụng được phương pháp nội soi tán sỏi hay không?
Bác sĩ Jean Claude Mignotte, Khoa gây mê hồi sức BV Việt Pháp Hà Nội:
Đối với tình trạng của bạn, việc điều trị bằng phương pháp nội soi tán sỏi có thể thực hiện được. Nhưng trước hết, bạn cần phải được bác sỹ xác định mình đặt stent thuộc loại nào và loại thuốc đang dùng, từ đó đưa ra hình thức gây mê phù hợp.
-Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông có tên là Aspirin 100-150mg thì việc dùng thuốc của bạn không bị gián đoạn.
-Nếu bạn dùng thuốc có tên là Plavix thì cần ngừng thuốc 10 ngày trước khi mổ. Việc dùng các loại thuốc chống đông thay thế khác sẽ do bác sỹ gây mê quyết định khi tiến hành thăm khám trước mổ.
-Trong trường hợp bệnh nhân được đặt stent active, có dùng cả thuốc chống đông và thuốc Plavix thì bệnh nhân phải được hội chẩn cùng bác sỹ tim mạch và bác sỹ gây mê để đưa ra phương án phù hợp. Đây là trường hợp hiếm gặp.
NGUYỄN NINH HƯƠNG – Nữ 33 tuổi
tôi có sỏi rất to, thận trái 3cm, thận phải 2 sỏi to khoảng 2 cm và giãn 1/3 niệu quản. Hiện tại, tôi uống thuốc nam nhưng thỉnh thoảng vẫn đau ê âm, liệu tôi uống thuốc sỏi có phát triển nữa không? Nếu bắt buộc phải mổ thì dùng phương pháp nào?
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, trường hợp sỏi lớn như của bạn hầu như không có hi vọng điều trị nội khoa. Bạn cần được can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi. Nội soi thận qua da là một lựa chọn tốt.
Độc giả vẫn đang tiếp tục gửi nhiều câu hỏi tới các khách mời tham gia giao lưu.
Trần Hồng Quang – Nam 38 tuổi
Tôi bị sỏi niệu quản (ống bên phải) đã 2,5cm. Xin cho hỏi tôi có thể tán sỏi ngoài cơ thể được không?
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, giới hạn của tán sỏi ngoài cơ thể cho sỏi niệu quản là 10 mm. Sỏi niệu quản của bạn quá lớn và là chống chỉ định của tán sỏi ngoài cơ thể. Theo ý kiến của tôi, bạn nên áp dụng phương pháp nội soi sau phúc mạc để lấy sỏi.
Vũ Văn Mạnh – Nam 39 tuổi
Thưa các bác sỹ! Hiện nay tôi có sỏi ở bên thận trái (2 viên; 1 viên cỡ 29mm, một viên 16mm), tôi có lên bệnh viện Việt Đức khám và yêu câu mổ nhưng các bác sỹ tư vấn là không mổ được sợ bị chảy máu trong và nhiễm trùng. Bác sĩ cho tôi uống thuốc 2 tháng rồi hẹn lên khám lại và có khuyên tôi vào trong miền nam để chữa (các chỉ số về sức khoẻ bình thường). Vậy các bác sỹ hãy tư vấn tôi điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Theo như bạn mô tả, bạn đang có sỏi san hô phức tạp và có thể có nhiều nguy cơ nếu mổ mở. Ngay cả trong trường hợp này, theo tôi bạn vẫn còn một giải pháp là nội soi thận qua da, tất nhiên trước đó chúng tôi cần các thông tin chính xác trên phim UIV và CT.
Nguyễn Văn Hùng – Nam 39 tuổi
Chào các BS, xin hỏi BS kỹ thụât gây mê trong các phương pháp lấy sỏi thận có khác nhau không? Xin cảm ơn.
Bác sĩ người Pháp rất cẩn trọng, chi tiết với mỗi câu hỏi của độc giả.
Bác sĩ Jean Claude Mignotte, Khoa gây mê hồi sức BV Việt Pháp Hà Nội:
Kỹ thuật gây mê trong các phương pháp lấy sỏi thận là không khác nhau mà chủ yếu phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Đối với phương pháp mổ nội soi lấy sỏi ngoài cơ thể (LEC) và mổ nội soi lấy sỏi cộng đặt ống thông niệu quản thì thời gian gây mê ngắn.
Đối với kỹ thuật mổ nội soi tán sỏi qua da, thời gian gây mê kéo dài lâu hơn so với 2 phương pháp trên. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng các loại thuốc gây mê tân tiến và trang thiết bị hiện đại đã giúp bệnh nhân giảm thiểu các biến chứng sau gây mê.
Nguyễn Mạnh Linh – Nam 26 tuổi
Bố tôi được chẩn đoán là bị sỏi tiết niệu 12mm, được bác sỹ tư vấn là nên mổ để lấy sỏi. Nhưng gia đình tôi băn khoăn là nên mổ bằng phương pháp nào là tốt nhất? Có thể chỉ uống thuốc cho tan sỏi được không? Chi phí mổ với công nghệ mới ở Bệnh viện Việt Pháp là bao nhiêu? Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Trong trường hợp sỏi của bố bạn được xác định có thành phần hóa học và axit uric hoặc cystine thì hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc làm tan sỏi. Nếu không, bố bạn nên được can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi. Trong trường hợp của bố bạn, nên sử dụng phương pháp nội soi niệu quản ngược dòng. Chi phí mổ cho phương pháp này tại BV Việt – Pháp Hà Nội khoảng 30 triệu đồng.
Nguyễn Đức Phúc – Nam 37 tuổi
Tôi phát hiện mình bị sỏi thận trái, tại đài bể thận dưới cách đây 8 năm. Cách đây 5 năm tôi bị 1 viên sỏi đường kính 1,5cm làm tắc niệu quản thận trái gây giãn bể thận độ 3. Tôi đã đến viện Việt Đức tán sỏi ngược dòng. Sau đó 1 năm, tôi đi siêu âm thì lại có sỏi tại đài bể dưới thận trái, đường kính 1cm. Hiện nay tôi hay cảm thấy đau mỏi lưng, thỉnh thoảng thấy đau nhói nhẹ ở vị trí thắt lưng bên trái. Đi siêu âm thì kết quả là có sỏi đài bể thận trái, không giãn đài bể thận, nhu mô bình thường. Tôi nên chữa trị như thế nào, có phương pháp nào chữa dứt điểm bệnh của tôi mà không phải phẫu thuật không? Tôi xin cảm ơn sự tư vấn của bác sỹ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn Phúc, bạn đã được BV Việt – Đức điều trị thành công bằng nội soi niệu quản ngược dòng với viên sỏi lớn (1,5 cm). Sỏi tái phát sau 1 năm là điều thường xảy ra. Hiện tại bạn có sỏi đài dưới kích thước lớn. Trong trường hợp này, các bác sĩ khuyên nên sử dụng phương pháp nội soi thận qua da vì với sỏi đài dưới, nếu áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể thì khả năng đào thải các mảnh sỏi có thể gặp khó khăn. Trên phim chụp UIV, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng viên sỏi và đặc biệt là góc giữa trục đài dưới với trục bể thận để quyết định phương pháp thích hợp.
Phương Huyền – Nữ 25 tuổi
Xin hỏi bác sĩ, người bệnh có quyền được lựa chọn phương pháp điều trị (trong đó có kỹ thuật cao) cho bệnh của mình hay không?
Bác sĩ Trần Quốc Khoa, Trưởng phòng hành nghề y ngoài công lập, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế:
Theo quy định của Luật Khám bệnh – Chữa bệnh, người bệnh được quyền tư vấn, giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh; được điều
trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật; được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán, và điều trị; được chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh; được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh.
Nguyen Văn Canh – Nam 58 tuổi
Tôi bị sỏi hình tròn từ bàng quang trôi xuống gây tắc khi đi tiểu Xin các bác sĩ tư vấn cho nên làm thế nào? Nên để nó trôi xuống đâu thì lấy ra? Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật sỏi tiết niệu.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, sỏi bàng quang ở nam giới thường là thứ phát sau một tắc nghẽn ở phần dưới bàng quang. Bạn cần được lấy viên sỏi đó ra nhưng quan trọng hơn là cần biết và điều trị nguyên nhân gây tắc ở dưới bàng quang (phì đại tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo, xơ hóa cổ bàng quang hoặc tình trạng bàng quang thần kinh…).
Đỗ Thị Lan Anh – Nữ 30 tuổi
Tôi bị sỏi thận đã 3 năm nay, bị đau mấy lần vì sỏi rơi xuống đường tiết niệu. Và được điều trị cho ra. Nhưng đến nay vẫn còn mấy viên sỏi nằm dải dác ở các đài bể thận dưới. Viên to nhất kích thước 10mm, còn lại 7-9mm. Tôi không biết phải điều trị bằng phương pháp nào để có thể hết sỏi thận. Mong bác sĩ tư vấn giúp cho. Hiện giờ tôi mới sinh cháu được 3 tháng tuổi chỉ sợ bệnh lại tái phát. Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Bạn Lan Anh thân mến, trước đây bạn đã bị nhiều lần cơn đau quặn thận nhưng rất may đều điều trị nội khoa có kết quả. Tuy nhiên, hiện tại trên thận của bạn có sỏi kích thước lớn (10 mm), bạn cần có kế hoạch chủ động điều trị, theo tôi có thể áp dụng phương pháp nội soi thận qua da siêu nhỏ hoặc tán sỏi ngoài cơ thể, tùy theo phim chụp UIV và CT của bạn.
Vũ Công Phong – Nam 30 tuổi
Hiện nay ở Bệnh viện Việt Pháp có những phuong pháp điều trị sỏi tiết niệu nào? Chỉ định cụ thể của từng phương pháp là gì? (sỏi nằm ở đâu- đài bể thận, niệu quản 1/3 trên, giữa, dưới, bàng quang, kích thước sỏi bao nhiêu thì áp dụng phương pháp đó). Xin cảm ơn.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn Công Phong, khoa tiết niệu Bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội được trang bị và có khả năng thực hiện tất cả các phương pháp hiện đại trong điều trị sỏi tiết niệu: nội soi thận qua da chuẩn thức, nội soi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi sau phúc mạc. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo trên tại trang web của bệnh viện: www.hfh.com.vn hoặc gọi điện đến phòng tư vấn khách hàng theo số 04.35771100 (số lẻ 1259 – 1264 – 1265).
Đỗ Trần Thịnh – Nam 54 tuổi
Tôi phát hiện ra bệnh sỏi thận vào tháng 4 năm 2002. Sau khi điều trị tại Bệnh viện khu vực Trần Phú có tiểu ra được một vài viên sỏi và từ đó đến nay đều bị tái phát đau quặn thận và điều trị. Sau mỗi đợt điều trị thì cũng tiểu ra được viên sỏi nhỏ. Tháng 7/2011, tôi mổ cắt thận trái ở Bệnh viện Việt Đức với căn bệnh là u thận trái. Sau khi cắt thận trái, ngày 3/2/2012, tôi tiểu ra viên sỏi kích cỡ 1,5mm. Từ đó đến nay tôi thường xuyên đái ra máu do sỏi thận. Ngày 8/3/2013 tôi đi khám ở Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, kết quả siêu âm bể thận có sỏi 18mm nhu mô thận có nang 14 và 25mm. Vậy tôi muốn hỏi các bác sĩ và các nhà chuyên gia cách điều trị diều trị sỏi và nang thận của tôi như thế nào cho hết sỏi và không bị tái phát. Hiện tại sức khỏe của tôi vẫn bình thường. Nguyện vọng của tôi muốn được các bác sĩ các chuyên gia tư vấn và điều trị trực tiếp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Bạn đang ở trong tình trạng cần được hết sức lưu ý bởi bạn chỉ còn một thận độc nhất, lại có sỏi và nang thận. Để quyết định phương pháp an toàn nhất cho bạn, chúng tôi cần có phim UIV và chụp cắt lớp. Lựa chọn có thể là nội soi thận qua da hoặc mổ mở.
nguyễn văn Hiền – Nam 41 tuổi
Tôi bị sỏi thận trái kích thước 15-20mm. Tôi đã từng uống thuốc nam trong thời gian dài nhưng không bớt. Xin hỏi tôi có thể điều trị theo phương pháp nào an toàn, ít tốn kém thời gian nhất? Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Trường hợp của bạn có sỏi lớn nên cần được can thiệp ngoại khoa. Có thể lựa chọn phương pháp nội soi thận qua da hoặc mổ mở.
Nguyễn Phương Hoàn – Nữ 37 tuổi
Kính Gửi Bác sỹ: Tôi bị sỏi thận và suy thận thì tôi có thể mổ bằng phương pháp nội soi thân qua da siêu nhỏ hay không? Và xin hỏi thêm Bệnh viện Việt pháp đã áp dụng phương pháp nội soi thân qua da chuẩn thức và nội soi thận qua da siêu nhỏ được bao lâu rồi? Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Jean Claude Mignotte: “Bệnh nhân suy thận cần có một số kỹ thuật gây mê đặc biệt”.
Bác sĩ Jean Claude Mignotte, Khoa gây mê hồi sức BV Việt Pháp Hà Nội:
Bạn có thể thực hiện phương pháp nội soi tán sỏi qua da siêu nhỏ. Nhưng bạn cần lưu ý là trước khi mổ, tất cả các bệnh nhân đều phải qua bác sỹ gây mê để thăm khám, từ đó quyết định loại hình gây mê đối với bệnh nhân (bao gồm hình thức gây mê và loại thuốc được sử dụng để gây mê).
Đối với bệnh nhân suy thận, người ta không chống chỉ định việc gây mê toàn thân nhưng cần có một số kỹ thuật đặc biệt.
Bệnh viện Việt – Pháp đã thực hiện việc nội soi qua da chuẩn thức một cách thường quy trên 10 năm. Qua 10 năm kinh nghiệm với nội soi thận qua da chuẩn thức, khoa tiết niệu bệnh viện Việt – Pháp đã cải tiến và ứng dụng thành công nội soi thận qua da siêu nhỏ.
Nguyen Thi Suong – Nữ 50 tuổi
Tôi bị sỏi thận đã nhiều năm nay. Qua siêu âm thấy sỏi lớn trên 20mm đã ứ nước. Tôi luôn bị cao huyết áp nên chưa dám phẫu thuật vì ở quê tôi thường các bệnh viện áp dụng phương pháp mổ mở nên tôi ái ngại. Nay tôi xin hỏi quí bệnh viện về phương pháp nội soi qua da chuẩn thức áp dụng ở bệnh viện nào để tôi điều trị. Tôi xin cảm ơn quí thầy thuốc. Kính chào.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn Sương, trường hợp của bạn có chỉ định nội soi thận qua da chuẩn thức. Hiện nay ở miền Bắc có bệnh viện Việt – Đức, bệnh viện Việt – Pháp và học viện quân y 103 có khả năng áp dụng phương pháp này. Cao huyết áp không phải là chống chỉ định của nội soi thận qua da.
Trần Thị Mến – Nữ 35 tuổi
Chúng tôi được biết, tại BV Việt Pháp Hà Nội, Nội soi thận qua da đã ứng dụng nội soi thận qua da chuẩn thức và nội soi thận qua da siêu nhỏ. Tuy nhiên, vì là bệnh viện Quốc tế nên giá thành còn cao. Vậy Cục trưởng có kế hoạch gì để phổ cập phương pháp này rộng rãi hơn tại các bệnh viện, giúp cho người bệnh thu nhập thấp được hưởng kỹ thuật cao với giá thành hợp lý không?
Bác sĩ Trần Quốc Khoa, Trưởng phòng hành nghề y ngoài công lập, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế:
Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm nhà nước và tư nhân áp dụng các kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh chữa bệnh (trong đó có điều trị sỏi thận) theo quy định của Luật
Khám bệnh – Chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
nguyen van chung – Nam 50 tuổi
Tôi mổ thận và mổ banh từ năm 1993 tại bệnh viện Bình Dân TPHCM. Tôi biết lúc đó bể thận của tôi đã bị giãn. Tôi cứ nghĩ sau một thời gian bể thận sẽ co lại nhưng gần đây tôi đi khám lại (siêu âm) thì bể thận của tôi vẫn giãn to (bác sĩ nói). Tôi cũng có cảm giác thận bên mổ to hơn. Tôi muốn được BS tham vấn. Tôi phải làm gì trong lúc này? Hiện tại hai thận đều không có sỏi. Uống thường xuyên thuốc Bài Thạch có gây tác hại gì không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, xin chia vui với bạn vì bạn đã được điều trị hết sỏi và hiện tại không có sỏi tái phát. Trước khi mổ, sỏi đã làm thận bị giãn. Sau khi mổ lấy sỏi, thận có thể thu nhỏ tuy nhiên không phải lúc nào cũng trở lại bình thường nên tình trạng còn giãn thận của bạn, theo tôi nghĩ không phải là vấn đề nguy hiểm. Nếu có điều kiện, bạn nên chụp UIV để biết chính xác tình trạng bệnh hiện nay.
Hương Trà – Nữ 45 tuổi
Việc áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như thế nào ở Việt Nam?
Bác sĩ Trần Quốc Khoa cân nhắc một câu hỏi của độc giả.
Bác sĩ Trần Quốc Khoa, Trưởng phòng hành nghề y ngoài công lập, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế:
Việc áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như thế nào ở Việt Nam?

Theo quy định của Luật Khám bệnh – chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh – chữa bệnh bao gồm:
1.     Kỹ thuật, phương pháp được nghiên cứu tại Việt Nam hoặc nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam công nhận và lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
2.Kỹ thuật, phương pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép áp dụng nhưng lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
3.     Kỹ thuật, phương pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã áp dụng tại Việt Nam nhưng lần đầu tiên áp dụng tại 1 cơ sở khám chữa bệnh.
Điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới:
1.  Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị để có thể áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới.

2. Được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cho phép áp dụng

Nguyễn Văn Dương – Nam 25 tuổi
Theo em được biết thì hiện nay khi phát hiện ra sỏi tiết niệu ở Việt Nam mà chưa có chỉ định phẫu thuật thì vẫn điều trị nội khoa. Vậy cho em hỏi có thuốc nào hỗ trợ việc làm giảm kích thước sỏi hay ko? Hay làm sỏi không tiến triển thêm về kích thước? Vì không hẳn tuyến điều trị nào cũng phân loại được bản chất của sỏi. Em cảm ơn các bác sĩ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, điều trị sỏi có 2 phương pháp: điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong điều trị nội khoa, các bác sĩ có thể dùng thuốc để làm tan sỏi với những trường hợp nhất định tùy theo thành phần của sỏi (sỏi urat hoặc cystine…). Mặt khác, có những thuốc đông y như Kim tiền thảo cũng có những tác dụng đáng kể đối với sỏi.
nguyen van an – Nam 34 tuổi
Thưa bác sĩ, cách đây 2 năm, trong 1 trận đau bụng kinh khủng, em đi khám, uống thuốc và sau đó đi tiểu ra hòn sỏi. Sau em uống thuốc tây rồi gần 1 năm sau em về Việt Nam siêu âm có hòn sỏi nhỏ, bác sĩ kê đơn thuốc và bảo em khám lại khi uống hết thuốc nhưng vì em phải quay lại làm việc nên không đi siêu âm lại. Qua bên này nhà gửi thuốc nam cho em uống và hằng ngày em đều uống 2 lít nước nhưng giờ em đi tiểu vẫn khó, đi xong thấy tức tức, có lúc đi xong thấy buốt buốt, muốn đi nữa, mỗi ngày đi hơn chục lần nếu ngày đó uống thật nhiều nước, còn uống ít thì dưới 10 lần. Bên này em đi lên bệnh viện lớn khám và uống thuốc đều đặn nhưng vẫn vậy. Xin hỏi bác sĩ em nên điều trị như thế nào và uống thuốc gì để sau khỏi tái phát nữa? Em xin cảm ơn
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Bạn An thân mến, theo những điều bạn nói, bạn đã bị cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản và được điều trị nội khoa có kết quả. Hiện tại trên siêu âm có sỏi, bạn cần được chụp phim để bác sĩ quyết định phương pháp điều trị thích hợp.
Toàn cảnh cuộc giao lưu trực tuyến về phương pháp điều trị sỏi thận tại tòa soạn báo Dân trí.
nguyen anh son – Nam 31 tuổi
Nội soi thận qua da siêu nhỏ là phương pháp mới áp dụng tại Việt Nam thì có được bảo hiểm chi trả hay không?
Bác sĩ Trần Quốc Khoa, Trưởng phòng hành nghề y ngoài công lập, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế:
Bảo hiểm xã hội chỉ chi trả mức phí điều trị sỏi theo quy định của Bộ Y tế, phần còn lại người bệnh phải đồng chi trả.
nguyen thi hong Ha – Nữ 42 tuổi
Xin chào các bác sĩ. Các bác sĩ cho tôi hỏi, hiện tôi bị sỏi thận đã 18 năm nay rồi. Tôi đi siêu âm nhiều nơi thì bác sĩ nói là tôi bị sỏi thận rất to và sỏi này nằm ở trong bể thận, sỏi của tôi hiện tại là 3,2mm nên có uống thuốc mãi cũng không mài mòn được. Vậy xin bác sĩ cho tôi hỏi sỏi của tôi uống thuốc có tán được không và sỏi nằm trong bể thận thì để lâu có ảnh hưởng gì không hay là tôi phải đi mổ. Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn Hà, hiện tại có 3 phương pháp điều trị sỏi bể thận lớn, bao gồm: nội soi thận qua da chuẩn thức, nội soi sau phúc mạc mở bể thận lấy sỏi và mổ mở. Bạn nên điều trị sớm, tránh biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận.
Dương Trường Minh – Nam 37 tuổi
Thưa bác sỹ, quá trình hối sức sau mổ kéo dài bao lâu? Khi nào bệnh nhân có thể xuất viện, và sau đó có thể đi làm ngay được không? Có đau không và mức độ thế nào? Cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Jean Claude Mignotte, Khoa gây mê hồi sức BV Việt Pháp Hà Nội:
Đối với việc điều trị sỏi thận, có 3 cách thức mổ nội soi lấy sỏi. Thứ nhất là tán sỏi ngoài cơ thể (LEC), thứ hai là mổ nội soi tán sỏi qua da (NLPC) và thứ ba là mổ nội soi lấy sỏi và đặt ống thông niệu quản.
Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Cả ba phương pháp này đều có ưu điểm là thời gian lưu viện ngắn và bệnh nhân có thể đi làm lại sớm.
Đối với mổ nội soi tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân cần phải ở trong phòng hồi sức sau mổ khoảng 1 tiếng và xuất viện khoảng 1 ngày sau đó và có thể đi làm lại được luôn.
Đối với mổ nội soi tán sỏi qua da, bệnh nhân phải ở lại phòng hồi sức khoảng 2 tiếng và 2,3 ngày sau mới có thể đi làm lại bình thường.
Đối với phương pháp là mổ nội soi lấy sỏi và đặt ống thông niệu quản, việc gây mê và hồi sức sau mổ sẽ phụ thuộc vào mức độ khó của bệnh lý và thời gian mổ. Trung bình, bệnh nhân cũng chỉ cần hồi sức sau mổ khoảng 1 tiếng.
Tại bệnh viện Việt – Pháp, cả ba phương pháp này đều được tiến hành dưới gây mê toàn thân.
Đối với LEC, thời gian gây mê chưa đến 1 tiếng. Còn đối với phương pháp NLPC và mổ nội soi lấy sỏi và đặt ống thông niệu quản, thời gian gây mê phụ thuộc vào mức độ khó và vị trí của viên sỏi, có thể kéo dài đến 2,3 tiếng.
Phạm Minh Sử – Nam 37 tuổi
Kính gửi Bác sĩ! Vừa qua tôi đi khám siêu âm thấy có một viên sỏi khoảng 5mm bên thận phải. Tôi đã uống Kim tiền thảo được hơn 1 tháng sau đó đi siêu âm lại kích thước sỏi vẫn không giảm. Vậy tôi có thể dùng phương pháp nào để lấy sỏi nhanh nhất và giá cả ra sao? Sỏi thận của tôi nằm ở nang trên và cũng không gây đau đớn gì. Với kích thước đó liệu tôi có đủ sức khỏe làm việc dưới tàu viễn dương hay không? Xin cảm ơn rất nhiều.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Bạn Minh Sử thân mến, với sỏi 5 mm và đã điều trị nội khoa không có kết quả thì nên tán sỏi ngoài cơ thể, giá cả tùy theo các bệnh viện, khoảng từ 2-10 triệu đồng. Với đặc thù công tác của bạn, theo tôi nên được tán sỏi ngoài cơ thể sớm, tránh trường hợp viên sỏi gây biến chứng (cơn đau quặn thận) khi bạn đang lênh đênh trên biển – nơi không có điều kiện y tế đầy đủ.
Tạ Văn Ngân – Nam 30 tuổi
Em bị sỏi thận trái khoảng 2 năm nhưng trước kia không đau mà từ 06/03/2013 thấy đau âm ỉ, nhất là khi cử động mạnh hay ấn vào vị trí bụng dưới bên trái là thấy đau nhói. Em có đi siêu âm bác sĩ cũng nói sỏi thận trái 6mm. Vậy cho em hỏi cách điều trị như thế nào ạ. Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào em, sỏi thận chỉ gây đau nếu nhiễm trùng hoặc có giãn đài bể thận. Khi em có đau ở cùng bên với sỏi cần lưu ý đến 2 điều trên. Nếu có nhiễm khuẩn cần được dùng kháng sinh. Sỏi thận 6 mm có chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể.
Vũ Tiến Hưng – Nam 44 tuổi
Năm 1986 tôi đã mổ sỏi thận trái (mổ hở) tại BV Bạch mai, năm 2012 siêu âm thận trái hiện tại có nhiều sỏi, viên to nhất khoảng 1,2 cm. Xin hỏi trường hợp của tôi phải điều trị như thế nào? Và bằng phương pháp gì? Hiện tôi đang đóng BHYT tại VNPT Hà Nội. Nếu chữa bệnh nói trên tại bệnh viện Việt – Pháp HN thì có được bảo hiểm không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn Tiến Hưng, tôi sẽ trả lời bạn chính xác hơn nếu được xem phim UIV. Tuy nhiên, với một sỏi tái phát sau khi mổ mở và kích thước sỏi 1,2 cm, bạn có 2 lựa chọn là nội soi thận qua da siêu nhỏ hoặc tán sỏi ngoài cơ thể. Tất cả được quyết định dựa trên UIV. Bảo hiểm của bạn có hiệu lực tại BV Việt – Pháp Hà Nội.
Bắt đầu giao lưu “Ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị sỏi tiết niệu”
Tổng Biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa các khách mời tham gia cuộc giao lưu.
Hoa Mai – Nữ 28 tuổi
Em chào bác sĩ. Em mới đi khám tổng quan và phát hiện thận trái đài giữa có sỏi 7mm. em lại đang có bầu nên e phải điều trị như thế nào ạ? xin bác sĩ tư vấn cho em bài thuốc dân gian để e điều trị. em xin cám ơn
Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp Hà Nội:
Chào bạn, các phương pháp điều trị sỏi đều phải sử dụng tia X – rất có hại cho thai nhi. Bạn có sỏi nhỏ và chưa có biến chứng và chưa cần điều trị ngay. Lý tưởng nhất là sau khi mẹ tròn con vuông thì bạn hãy đến gặp bác sĩ tiết niệu để có kế hoạch điều trị cụ thể cho viên sỏi. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng (cơn đau quặn thận do sỏi tụt xuống kẹt ở niệu quản) thì cần được điều trị cấp cứu tại chuyên khoa tiết niệu và có thể phải đặt ống thông niệu quản JJ.

Nguồn: http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/82/dang-ky-phong-van.html