1. Đau cổ tay là bệnh gì?
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu sơ qua về cấu trúc của ống cổ tay, để biết được cấu tạo cũng như nguyên do dẫn đến những cơn đau cổ tay phải hoặc trái thường gặp.
1.1. Cấu tạo cổ tay
Cổ tay bao gồm nhiều thành phần cấu trúc. Ống cổ tay là đoạn cổ tay gồm tám xương cổ tay, tạo thành một vòng cung, và dây chằng ngang cổ tay kéo ngang qua đoạn cổ tay. Bên trong ống cổ tay là chín đoạn dây chằng kéo xuống các ngón tay.
Chạy ngang qua ống cổ tay còn có dây thần kinh trung tuyến (median) có kích thước bằng một cây bút chì chứa hàng ngàn dây thần kinh cảm giác đi tới các ngón tay.
Dây thần kinh trung tuyến nằm ngay dưới dây chằng ngang và tiếp xúc trực tiếp với dây chằng khi cổ tay hoặc các ngón tay uốn cong hay duỗi thẳng.
1.2. Đau cổ tay là gì?
Đau ở cơ cổ tay có thể phát sinh từ phần khớp cổ tay, hoặc các phần mềm quanh khớp như: gân, bao gân, dây chằng, túi thanh dịch, dây thần kinh… Đau gân cổ tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nên nếu người bệnh chủ quan và tự ý mua thuốc về uống, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì việc xác định chính xác nguyên nhân là yếu tố rất quan trọng.
2. Nguyên nhân đau cổ tay thường gặp
2.1. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay rất phổ biến ở giới văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên sử dụng máy vi tính, người chơi tennis, cầu lông, golf… Các thao tác gập và cong cổ tay thường xuyên sẽ gây ra các căng thẳng bất thường, khiến vùng khuỷu tay, vai, đặc biệt là cổ tay bị đau.
Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ bị đau ở vùng khuỷu tay, đau vai và cổ tay. Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay cũng có thể gây ra cơn đau, tê bì hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay. Nếu không được điều trị kịp thời, bàn tay sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến vận động và dễ làm rơi các đồ vật.
> Có thể bạn muốn biết: Tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì?
2.2. Hội chứng chèn ép đúp
Dây thần kinh đi tới tay bắt đầu từ cột sống cổ. Khi ở cổ xuất hiện sự sai khớp nhẹ sẽ chèn ép lên dây thần kinh tại nguồn (chỗ chèn ép thứ 1), từ đây sẽ ảnh hưởng lan xuống thần kinh cổ tay (chỗ chèn ép thứ 2). Tình trạng này được gọi là hội chứng chèn ép đúp, người bệnh bị đau hai vị trí cùng lúc
2.3. Chấn thương sụn và xương dưới sụn
Tổn thương sụn và xương dưới sụn có thể gây ra triệu chứng cổ tay bị đau. Đây là tổn thương thường gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp. Thoái hóa là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, tuy nhiên các thao tác cử động cổ tay lặp lại thường xuyên càng đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của khớp cổ tay.
Giai đoạn đầu sẽ rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ rệt, đến khi người bệnh bị đau nhức thì sụn khớp đã bị nứt vỡ hoặc phần xương dưới sụn đã bị xơ hóa, mọc gai…
Tương tự các tình trạng thoái hóa ở các khớp khác, thoái hóa khớp tay cũng sẽ cần được kiểm soát, điều trị hiệu quả ngay từ đầu nhằm hạn chế biến chứng, tránh gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thoái hóa khớp tay là thuật…
2.4. Hội chứng De Quervain
Đau khớp cổ tay còn có thể là dấu hiệu của hội chứng De Quervain. Tình trạng này xảy ra khi bao gân cơ dạng dài ngón cái và gân cơ duỗi ngắn ngón cái bị viêm. Đây là 2 gân quan trọng chi phối vận động của ngón cái. Phụ nữ làm việc nội trợ hay những đối tượng thường xuyên cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái có nguy cơ cao mắc hội chứng De Quervain.
Người bệnh sẽ có cảm giác đau cổ tay, phần dưới cẳng tay, ngay trên ngón cái. Khi người bệnh hoạt động cổ tay thường xuyên sẽ khiến các tổn thương nặng hơn.
3. Cách điều trị chứng đau cổ tay không dùng thuốc
Nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc với mong muốn thoát khỏi cơn đau nhức cổ tay hoặc tìm ra cách điều trị viêm gân cổ tay. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể chữa trị tận gốc.
Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc quá nhiều không chỉ khiến bệnh nhân bị lờn thuốc mà còn có tác động xấu đến gan, thận. Bên cạnh đó, việc tham khảo các cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà từ các nguồn không uy tín không chỉ làm mất nhiều thời gian mà còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Vì vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa ACC, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp mới có thể chữa lành cơn đau nhức cổ tay tận gốc. Đã có rất nhiều bệnh nhân sau một thời gian ngắn điều trị có thể hồi phục sức khỏe, trở lại với công việc mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Liệu trình điều trị của ACC nổi bật với liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống – một phương pháp đã được chứng minh hiệu quả vượt bậc trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu, từ đó các cơn đau cổ tay cũng sẽ biến mất.
Đồng thời, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kết hợp băng dán RockTape nhằm giảm thiểu các hiện tượng đau nhức cổ tay và thúc đẩy quá trình hồi phục. Phương pháp chiếu laser thế hệ IV giúp tái tạo các mô bị tổn thương, kích thích quá trình làm lành, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Sóng xung kích cũng thường được chỉ định trong kết hợp điều trị nhằm giảm đau đáng kể.
Sau quá trình điều trị, các chuyên viên vật lý trị liệu tại ACC sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập thể dục riêng dành cho cổ tay để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát.