Rối loạn cương dương là gì?
“Rối loạn cương dương là không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cứng của dương vật để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn”. Đây là tình trạng bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nam khoa, gặp ở hơn ½ số đàn ông >40 tuổi. Cho dù chỉ là 1 bệnh lành tính nhưng rối loạn cương dương gây ảnh hưởng lớn về sức khỏe thể chất, tinh thần giảm chất lượng sống của người bệnh và người vợ, thậm trí có thể gây ra những bi kịch gia đình. Những người đàn ông này luôn bị ám ảnh một mặc cảm bất lực, coi mình như 1 phế nhân.
Rối loạn cương dương biểu hiện dưới nhiều dạng
- Không có ham muốn tình dục nên dương vật không cương cứng để giao hợp.
- Có ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ độ cứng để đưa vào âm đạo.
- Dương vật cương cứng không đúng lúc. Khi định giao hợp thì không thể cương cứng. Nhưng trong khi hoàn toàn không có kích thích tình dục như nửa đêm chợt tỉnh dậy, đang ngồi họp…thì dương vật lại có thể cương cứng.
- Dương vật cương cứng trong thời gian ngắn, có thể đưa vào âm đạo nhưng sau đó mềm dần và xỉu hẳn trong âm đạo.
Cần lưu ý rằng, cho dù ở trong các dạng trên nhưng nếu có biểu hiện còn cương dương vật vào lúc ngủ, thường là lúc nửa đêm về sáng (Erection martinee) hay còn gọi là “Dạ cương” thì vẫn là dấu hiệu tốt về tiên lượng.
Tính ưu việt của liệu pháp sóng xung kích so với các phương pháp điều trị rối loạn cương dương đã có trước đây.
Từ năm 2000, việc phát minh ra thuốc Phosphodiesterase – 5 inhibitors: PDE5-I ( Viagra, Cialis, Levitra ) được coi là 1 tiến bộ khoa học vĩ đại và trở nên lựa chọn đầu tay trong điều trị rối loạn cương dương. Tuy nhiên, việc phải uống thuốc trước mỗi lần quan hệ không chỉ là sự phiền phức mà thậm trí tạo tâm lý không thoải mái. Hơn nữa, những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như đau đầu, đau mỏi cơ, đái buốt, mất cảm giác thèm ăn… làm phiền không ít cho người dùng cũng như giảm chất lương đời sống tình dục. Và cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, đây vẫn chỉ là điều trị triệu chứng chứ chưa phải là giải pháp triệt căn tận gốc.
Mục đích trong chiến lược điều trị rối loạn cương dương là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt căn chứ không chỉ đơn thuần là điều trị triệu chứng. Một trong những liệu pháp mới trên thế giới là liệu pháp sử dụng sóng xung kích ngoài cơ thể với cường độ thấp (Low Intensity Extracorporeal Shockwave: LIES). Liệu pháp này thúc đẩy việc tạo ra những mạch máu tân tạo, tăng mạnh khả năng bơm máu vào dương vật và tăng chức năng cương nhờ việc giải phóng nitrite oxide nội mạch (NO), yếu tố phát triển nội mạch (VEGF) và kháng nguyên gia tăng sự phát triển của tế bào ( PCNA).
Sóng xung kích đã được áp dụng khá phổ biến trong Tiết niệu như tán sỏi, điều trị bệnh cong dương vật mắc phải (bệnh Peyronie) ngoài ra còn ứng dụng trong điều trị thiếu máu cơ tim trong bệnh lý mạch vành, cũng như trong điều trị biến chứng loét bàn chân do đái đường…
Cơ chế của siêu liệu pháp sóng xung kích trong điều trị rối loạn cương dương
– Loại bỏ những mảng sơ vữa trong lòng mạch: Sóng xung kích cường độ thấp có tác dụng loại bỏ những mảng sơ vữa trong lòng mạch do cholesteron, lipide là nguyên nhân gây hẹp lòng mạch làm giảm khả năng bơm máu cho dương vật thường gặp trong rối loạn cương dương.
– Tăng sinh mạch máu tân tạo: Sóng có khả năng tái sinh tổ chức và thúc đẩy sự tăng sinh mạch máu tân tạo cho dương vật, đây là yếu tố quan trọng cho việc điều trị tận gốc dựa trên bệnh nguyên. Sự tăng sinh mạch máu tân tạo được xúc tiến bởi sự xuất hiện của các yếu tố phát triển liên quan đến sự tạo mạch máu như yếu tố phát triển nội mạch (Vascular endothelial growth factor) và yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc (Endothelial cell proliferation factor).
Thủ thuật được thực hiện ở phòng khám. Đây là liệu pháp không xâm hại, không đau. Không có biến chứng, không phải nằm viện. Bác sĩ truyền sóng xung kích cường độ thấp bằng cách áp điện cực vào vùng bẹn bìu và dương vật. Một liệu trình gồm 4 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 20 phút, cách 1 tuần làm 1 đợt. Sau liệu trình, hiệu quả khả năng cương dương vật một cách sinh lý trở lại hoàn toàn bình thường, kéo dài liên tục ít nhất trong 1 năm.