Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.

BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.

BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.

LỊCH LÀM VIỆC

1. Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
 
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:

 

- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec

- BV Đức Phúc
- BV Đại học Y Hà Nội,...

Trân trọng!

VỀ BẢN THÂN

Bác sĩ Lê Sĩ Trung

 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
 Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
 Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
 Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
 Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

 >> Xem thêm

SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG (BỘ Y TẾ): SÓN TIỂU Ở NAM GIỚI, PHÒNG NGỪA CÓ KHÓ?

SKĐS – Bạn đọc đã biết đến chứng són tiểu ở phụ nữ và cách đối phó với chứng bệnh này (SK&ĐS đã có bài đăng số 181/năm 2016: Són tiểu, trị không khó).
Bạn đọc đã biết đến chứng són tiểu ở phụ nữ và cách đối phó với chứng bệnh này (SK&ĐS đã có bài đăng số 181/năm 2016: Són tiểu, trị không khó). Mặc dù so với nữ, tỷ lệ mắc bệnh này ở nam thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 3 – 5% dân số nhưng tỷ lệ này luôn tăng lên theo tuổi: 10% ở tuổi 60 và 30% ở tuổi 90. Và không kém nữ giới, nam giới mắc chứng bệnh này cũng gặp không ít buồn phiền, ảnh hưởng rất lớn tới “chí khí mày râu”.

Cũng phải nhắc các quý ông ngay rằng, đừng vội nhầm són tiểu với triệu chứng có vài giọt nước tiểu nhỏ ra sau khi đã tiểu tiện.

Són tiểu là tình trạng nước tiểu rỉ ra không tự kiểm soát được. Són tiểu thường xảy ra khi gắng sức hay khi có cảm giác tiểu gấp, rất buồn tiểu và thường nặng lên vào cuối ngày. Có người thậm chí phải dùng băng vệ sinh để tránh nước tiểu cứ tự rỉ ra quần áo không thể giải thích được, rất phiền phức và tạo tâm lý ức chế. Són tiểu ở nam giới trên một mức độ nào đó làm giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh.

Vì sao nam giới són tiểu?
Do cấu trúc giải phẫu cơ thể, són tiểu ít gặp hơn ở nam giới so với nữ giới. Có nhiều dạng són tiểu ở nam giới:

Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính: Cơ bàng quang co bóp quá mức gây són tiểu, không thể kìm nén được nước tiểu. Tình trạng này thường gặp trong bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc bàng quang thần kinh.

Són tiểu do thiểu năng cơ thắt: Rất thường gặp sau mổ ung thư tuyến tiền liệt hoặc thậm chí sau mổ u xơ tuyến tiền liệt.

Són tiểu do ứa tràn nước tiểu liên quan đến bí tiểu mạn tính do bít tắc (phì đại tuyến tiền liệt) hay bất đồng vận của điều khiển thần kinh khi đào thải nước tiểu.

Một số bệnh có thể kèm theo són tiểu như đái tháo đường, tai biến mạch não, Alzheimer, Parkinson.

Chẩn đoán có khó?
Để chẩn đoán són tiểu không khó. Són tiểu ở nam giới có nhiều nguyên nhân nên khi thăm khám cần hỏi bệnh về tiền sử. Người bệnh có thể đã trải qua các phẫu thuật hoặc từng chấn thương vùng tiểu khung, có các bệnh liên quan. Những thuốc mà người bệnh đang dùng cũng như hoàn cảnh và mức độ són tiểu, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng sống của són tiểu cũng cần quan tâm.

Khám vùng hố thận, khám bụng tìm dấu hiệu “cầu bàng quang”, thăm trực tràng. Xét nghiệm chức năng thận, nước tiểu, PSA…

Ngoài ra, để chẩn đoán són tiểu cần làm các khám nghiệm đặc hiệu khác bao gồm: Soi hoặc chụp bàng quang niệu đạo, niệu động học, chẩn đoán hình ảnh hệ tiết niệu cho phép xác định nguyên nhân.

Són tiểu ở nam giới, phòng ngừa có khó?

Bài tập kegel cho nam dự phòng và khắc phục chứng són tiểu.

Điều trị thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc cơ bản theo nguyên nhân gây bệnh.

Són tiểu do thiểu năng cơ thắt

Luyện tập phục hồi chức năng luôn phải được áp dụng đầu tiên. Nguyên tắc là tập co thắt các cơ vùng tầng sinh môn; Nếu sau 6 – 12 tháng mà luyện tập phục hồi chức năng không kết quả thì cần phẫu thuật. Phẫu thuật đặt dải băng T.O.T là lựa chọn đầu tiên đem lại kết quả cao nhất với giá thành rẻ trong điều trị són tiểu ở nam giới sau phẫu thuật tiền liệt tuyến; Dùng van niệu đạo nhân tạo điều trị són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên, giá thành lại rất đắt, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Són tiểu liên quan đến phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Có thể điều trị nội khoa ban đầu với các thuốc đông hoặc tây y. Nếu không hiệu quả thì phải mổ.

Són tiểu do bí tiểu mạn tính:

Điều trị dựa trên nguyên tắc loại bỏ sự tắc nghẽn nếu có: Nội soi cắt tuyến tiền liệt hay phẫu thuật hẹp niệu đạo. Trong trường hợp bàng quang thần kinh, có thể áp dụng biện pháp tự đặt ống thông niệu đạo bàng quang hằng ngày.

Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính
Nếu đã xác định được nguyên nhân này sẽ điều trị nội khoa bằng Anticholinergiques. Ngoài ra, gần đây trên thế giới đã áp dụng các phương pháp mới như Neromodulation bằng việc cấy bảng kích thích điện cực thần kinh bàng quang tại vùng xương cụt đã đem lại kết quả khả quan.

Cách phòng ngừa són tiểu ở nam giới
Són tiểu do thiểu năng cơ thắt: Đây là dạng són tiểu xảy ra sau mổ tuyến tiền liệt do tổn thương cơ thắt niệu đạo. Cách dự phòng tốt nhất là tránh làm tổn thương cơ thắt trong khi mổ. Tuy nhiên, với ung thư tuyến tiền liệt, do mục đích phải cắt rộng rãi thì nhiều khi khó tránh khỏi. Với bệnh nhân nếu xuất hiện són tiểu sau mổ cần kiên trì tập co thắt cơ thắt niệu đạo theo hướng dẫn kéo dài, thậm chí kéo dài hằng năm.

Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính: Bàng quang co bóp quá mức ngay cả khi chưa đầy nước tiểu dẫn đến són tiểu. Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn tiểu quặn lên trước khi són tiểu, nhất là khi rửa tay hay nghe thấy tiếng nước chảy. Dự phòng bằng việc tập điều khiển sự co giãn của bàng quang, điều tiết sự đi tiểu theo bài tập chuyên khoa.

BS. Lê Sĩ Trung

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/son-tieu-o-nam-gioi-phong-ngua-co-kho-n128189.html