Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ Trung thực hiện phẫu thuật nội soi thận qua da tại Bệnh viện Vinmec . 2016.

BS. Lê Sĩ Trung chủ toạ phiên họp "Nội soi tán sỏi thận qua da". Hội nghị khoa học lần thứ VII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

BS. Lê Sĩ Trung thành viên đoàn chủ tịch “Hội nghị Quốc tế ứng dụng Laser trong Phẫu thuật Nội soi Tiết niệu". Thượng Hải.

BS. Lê Sĩ Trung điều khiển phiên họp "Phẫu thuật nội soi tiết niệu". Hội nghị khoa học lần thứ VIII. Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA).

Tổng BT báo Dân Trí Phạm Huy Hoàn (đứng giữa) tặng hoa BS. Lê Sĩ Trung & BS.JC Mignotte tại buổi giao lưu trực tuyến.

LỊCH LÀM VIỆC

1. Để được BS Lê Sĩ Trung trực tiếp khám và phẫu thuật, xin liên hệ hotline: 09.15.15.5555
 
2.Khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để lựa chọn bệnh viện phù hợp theo điều kiện kinh tế:

 

- BV Đa khoa Hà Nội
- BV Vinmec

- BV Đức Phúc
- BV Đại học Y Hà Nội,...

Trân trọng!

VỀ BẢN THÂN

Bác sĩ Lê Sĩ Trung

 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam.
 Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội.
 Cựu Bác sĩ Nội trú các Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp.
 Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu BV Việt Pháp HN.
 Cộng tác viên Bệnh viện Raffeles, Singapore.

Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG có hơn 40 năm kinh nghiệm về phẫu thuật tiết niệu người lớn và trẻ em. Lĩnh vực chuyên sâu bao gồm: ứng dụng kỹ thuật cao ít xâm hại điều trị sỏi tiết niệu THAY THẾ MỔ MỞ; phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục - tiết niệu; phẫu thuật trẻ hóa bộ phận sinh dục nữ; liệu pháp điều trị tận gốc liệt dương; tăng nhạy cảm “Điểm G”; phẫu thuật T.O.T điều trị són tiểu ở phụ nữ; và són tiểu sau mổ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Singapore: Xác định chẩn đoán; lựa chọn phương pháp tối ưu; lựa chọn phẫu thuật viên giỏi nhất theo từng loại bệnh và trực tiếp tham gia mổ, điều trị sau mổ nếu có nhu cầu.

Trân trọng !

 >> Xem thêm

UNG THƯ TINH HOÀN ĐỊNH NGHĨA NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Ung thư tinh hoàn là gì?UNG THƯ TINH HOÀN ĐỊNH NGHĨA NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG CÁCH ĐIỀU TRỊ

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh trong đó các tế bào trở thành ác tinh ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.Tinh hoàn là một trong số các tuyến sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, đồng thời cũng là nơi sản xuất chính của các hoóc-môn nam. Các hoóc-môn này kiểm soát sự phát triển của các cơ quan sinh sản và các đặc tinh nam. Tinh hoàn nằm trong bìu ở dưới dương vật.Ung thư tinh hoàn có thể phân thành hai loại chính: u tinh và không phải u tình, u tinh chỉếm khoảng 30% các trường hợp ung thư tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn không phải u tinh là một nhóm các loại ung thư trong đó có ung thư biểu mô màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi noãn. Ung thư tinh hoàn có thể phối hợp cả hai loại u này. Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trẻ ở độ tuổi 15 – 35. Bệnh thường gặp ở nam giới da trắng hơn nam giới da đen.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư tinh hoàn là gì?

Người ta chưa biết nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mác bệnh ở nam giới. Tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn): Thông thường, tinh hoàn hạ xuống bìu trước khi trẻ sinh. Nam giới có tinh hoàn không hạ xuống bìu có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn, ngay cả khi đã được phẫu thuật để kéo tinh hoàn xuống bìu. Phát triển tỉnh hoàn không bình thường: Nam giới có tinh hoàn phát triển không bình thường cũng bị tăng nguy cơ ung thư. Hội chứng Klinefelter: Nam giới có hội chứng Klinefelter (một rối loạn nhiễm sẳc thể giới tinh có đặc điểm là nồng độ hoóc-môn nam thấp, vô sinh, vú to và tinh hoàn nhỏ) có nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn. Tiền sử bị ung thư tinh hoàn: Nam giới trước đó đã bị ung thư ở một bên tinh hoàn có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn còn lại cao hơn.

3. Ung thư tinh hoàn được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?

Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn là do bệnh nhân tự phát hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ thường kiểm tra tinh hoàn khi khám sức khỏe định kỳ. Giữa các lần khám sức khỏe định kỳ, nếu thấy bất kỳ một điều gì bất thường ở tinh hoàn thì cần đến khám bác sĩ. Khi ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm thì việc điều trị ít xâm lấn hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn.

Nên đến khám bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng dưới đây:
– Một khối u không đau hoặc sưng tinh hoàn;
– Tinh hoàn to lên hoặc thay đổi so với bình thường;
– Cảm giác nặng ở bìu;
– Đau âm i ở bụng dưới hoặc vùng bẹn;
– Đột ngột có tràn dịch ở bìu;
– Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.
Các triệu chứng này có thể do ung thư hoặc do các tình trạng bệnh lý khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ khám để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó.

4. Ung thư tinh hoàn được chẩn đoán như thế nào?

UNG THƯ TINH HOÀN ĐỊNH NGHĨA NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG CÁCH ĐIỀU TRỊ

Để tìm nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ phải đánh giá tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Bác sĩ cũng phải khám và chỉ định một số xét nghiệm thăm dò. Nếu nghi bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết khi phẫu thuật cắt tinh hoàn.

Các xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u là các chất thường có nồng độ cao hơn bình thường khi có ung thư. Các chất chỉ điểm khối u như alpha-fetoprotein (AFP), chất hướng sinh dục màng đệm người (HCG) và lactat dehydrogenase (LDH) có thể gìúp phát hiện những khối u quá nhỏ không thể phát hiện được trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng sóng âm tần số cao đập vào các mô và các cơ quan nội tạng. Sóng âm dội lại tạo nên hình ảnh siêu âm. Siêu âm bìu có thể thấy được khối u và đo được kích thước u trong tinh hoàn. Siêu âm cũng gìúp loại trừ các bệnh khác ở tinh hoàn như sưng nề do nhiễm khuẩn. Sinh thiết. Xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn là cách chắc chắn duy nhất để xác định có ung thư hay không. Đối với hầu hết các trường hợp nghi ngờ, người ta lấy đi toàn bộ tinh hoàn bị tổn thường qua đường rạch ở bẹn. Thủ thuật này được gọi là cắt tinh hoàn đường bẹn.

Trong một số trường hợp hiếm gặp (ví dụ, khi người nam giới chỉ có một tinh hoàn), bác sĩ phẫu thuật tiến hành sinh thiết qua đường bẹn, lấy một mẫu mô ở tinh hoàn qua một vết rạch ở bẹn và tiếp tục cắt tinh hoànnếu bác sĩ gìải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư. (Bác sĩ phẫu thuật không mở bìu để lấy mô, vì nếu có ung thư thì thủ thuật này có thể làm bệnh lan đi)
Nếu có ung thư tinh hoàn, cần tiếp tục tiến hành các xét nghiệm để xác định ung thư đã lan chưa. Xác định giai đoạn bệnh giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp.

5. Ung thư tinh hoàn được điều trị như thế nào? Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ và/hoặc hóa chất. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. U tinh và ung thư tinh hoàn không phải u tinh phát triển và lan đi theo cách khác nhau, mỗi loại ung thư cần có phương pháp điều trị riêng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác. Bệnh nhân thường được một nhóm bác sỹ chuyên khoa điều trị, trong đó có bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung thư nội khoa và bác sĩ tia xạ ung thư.

Phẫu thuật cắt tinh hoàn qua đường bẹn là một phẫu thuật triệt để. Bệnh nhân có thể lo lắng là mất tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của họ hoặc gây vô sinh. Tuy nhiên, một nam giới còn một bên tinh hoàn bình thường vẫn có thể có khả năng cương và sản xuất tinh dịch bình thường. Do đó, phẫu thuật cát một bên tinh hoàn không làm bệnh nhân bị liệt dương và hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Bệnh nhân cũng có thể cấy tình hoàn nhân tạo vào trong bìu. Vật cấy có trọng lượng tương đương và gìúp bệnh nhân có cảm giác bình thường. Một số hạch nằm sâu trong ổ bụng cũng có thể được vét bỏ. Phẫu thuật này không ảnh hưởng đến khả năng cương hoặc đạt cực khoái, nhưng có thể gây vô sinh vì ảnh hưởng đến sự phóng tinh. Bệnh nhân có thể muốn trao đổi với bác sĩ về khả năng vét hạch bảng kỹ thuật phẫu thuật bảo tồn dây thần kinh đặc biệt gìúp bảo vệ khả năng phóng tinh bình thường.

Chiếu xạ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u. Chiếu xạ là một phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư trong vùng được điều trị. Nguồn tia được phát ra từ một máy ở ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) và thường nhằm vào các hạch trong ổ bụng, u tinh thường rất nhạy với tia xạ. Ung thư tinh hoàn không phải u tinh ít nhậy với tia xạ nên bệnh nhân có loại ung thư này thường không được điều trị bằng chiếu xạ. Chiếu xạ ảnh hưởng tới cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của chiếu xạ chủ yếu phụ thuộc vào liều điều trị. Tác dụng phụ thường gặp gồm có mệt mỏi, thay đổi ngoài da vùng chiếu tia, mất cảm giác ngon miệng và ỉa lỏng. Chiếu xạ can thiệp vào quá trình sản xuất tình dịch, nhưng hầu hết bệnh nhân khôi phục được khả năng sinh con trong một vài tháng. Hóa chất là dùng thuốc tiêu diệt tế bào ung trên toàn bộ cơ thể. Hóa chất được dùng bổ trợ để tiêu diệt tế bào ung thư có thể còn lưu lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật. Hóa chất có thể là biện pháp điều trị ngay từ ban đâu nếu ung thư ở giai đoạn muộn, có nghĩa là khi ung thư đã lan ra ngoài tinh hoàn. Hầu hết các thuốc điều trị ung thư đều được tiêm vào tĩnh mạch. Hóa chất là liệu pháp điều trị toàn thân, thuốc đi qua đường máu và tác dụng lên cả tế bào bình thường và cả tế bào ung thư trong cơ thể. Tác dụng phụ chủ yếu phụ thuộc vào loại thuốc và liều dùng. Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, ỉa lỏng, nôn, sốt, rét run, ho/khó thở, đau miệng, ban ngoài da. Các tác dụng thường gặp khác gồm chóng mặt, tê bì, mất phản xạ hoặc nặng tai.

Một số thuốc điều trị ung thư ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh dịch. Một số bệnh nhân bị gìảm lượng tinh dịch vĩnh viễn, nhưng nhiều bệnh nhân hồi phục được khả năng sinh con. Bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn cần thảo luận với bác sỹ những vấn đề liên quan đến chức năng tình dục và sinh đẻ. Nếu việc điều trị bệnh có thể dẫn đến hậu quả vô sinh, bệnh nhân có thể tìm hiểu về việc lưu gìữ tinh trùng để có thể có con về sau.

6. Có cân khám theo dõi không? Khám theo dõi gồm những gì?

Khám theo dõi định kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị. Giống như tất cả các loại ung thư, ung thư tinh hoàn có thể tái phát. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần đến khám bác sĩ định kỳ và cần thông báo ngay các triệu chứng bất thường. Các xét nghiệm theo dõi có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tuýp và giai đoạn ung thư tinh hoàn. Thông thường, bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra thường xuyên và làm các xét nghiệm máu định kỳ để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u. Bệnh nhân còn được chụp X quang và chụp cắt lớp vi tinh định kỳ. Bệnh nhân bị ung thư một bên tinh hoàn có nguy cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại cao. Những bệnh nhân này cũng bị tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư máu và một số loại ung thư khác. Việc theo dõi định kỳ giúp tìm nguyên nhân các bất thường về sức khỏe và phát hiện sớm ung thư tái phát để điều trị ngay.

7. Hiện có thử nghiệm lâm sàng nào cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn không?

Có. Tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn điều quan trọng cho nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn. Để hoàn thiện được các phương thức điều trị mới hiệu quả hơn và cách áp dụng các biện pháp điều trị hiện có tốt hơn, Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gìa Hoa kỳ đang tài trợ cho các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều bệnh viện và trung tâm trên cả nước. Thử nghiệm lâm sàng là một bước quan trọng trong việc tìm kiếm các phương thức điều trị mới. Trước khi đưa ra khuyến cáo sử dụng bất kỳ một biện pháp điều trị mới nào, các bác sĩ phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá về tinh an toàn và hiệu quả của biện pháp đó đối với người bệnh.

UNG THƯ TINH HOÀN ĐỊNH NGHĨA NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG CÁCH ĐIỀU TRỊ